Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi môn Địa về lao động và việc làm

  • 1 Đánh giá

Dưới đây KhoaHoc đã tổng hợp lại cho các bạn 20 cậu hỏi trắc nghiệm về lao động và việc làm. Với bộ câu hỏi này, nó sẽ giúp cho các bạn học sinh ôn luyện thêm các kiến thức liên quan đến lĩnh vực này, tự tin để vượt qua kì thi THPT Quốc gia với mức điểm cao nhất có thể.

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác vì:

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. Tác động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Câu 2. Để sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trẻ ở nước ta, thì phương hướng trước tiên là :

A. Lập các cơ sở, các trung tâm giới thiệu việc làm.

B. Mở rộng và đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống.

C. Có kế hoạch giáo dục và đào tạo hợp lí ngay từ bậc phổ thông.

D. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Câu 3. Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ:

A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

B. Việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.

C. Những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

D. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.

Câu 4. Ở nước ta, việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt vì :

A. Số lượng lao động cần giải quyết việc làm hằng năm cao hơn số việc làm mới.

B. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

C. Nước ta có nguồn lao động dồi dào trong khi chất lượng lao động chưa cao.

D. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trên cả nước còn rất lớn.

Câu 5. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ :

A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. Thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.

C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Câu 6. Ở khu vực thành thị, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nông thôn vì :

A. Thành thị đông dân hơn nên lao động cũng dồi dào hơn.

B. Chất lượng lao động ở thành thị thấp hơn.

C. Dân nông thôn đổ xô ra thành thị tìm việc làm.

D. Đặc trưng hoạt động kinh tế ở thành thị khác với nông thôn.

Câu 7. Đây là khu vực chiếm tỉ trọng rất nhỏ nhưng lại tăng rất nhanh trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta.

A. Ngư nghiệp. B. Xây dựng.

C. Quốc doanh. D. Có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 8. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do :

A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

C. Luật đầu tư thông thoáng.

D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước

Câu 9. Việc tập trung lao động quá đông ở đồng bằng làm cho :

A. Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở đồng bằng rất lớn.

B. Gây cản trở cho việc bố trí, sắp xếp, giải quyết việc làm.

C. Tạo thuận lợi cho việc phát triển các ngành có kĩ thuật cao.

D. Giảm bớt tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở miền núi.

Câu 10. Vùng có tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn nhất là :

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11. Năm 2003, chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng số lao động của cả nước phân theo ngành là khu vực :

A. Công nghiệp, xây dựng. B. Nông, lâm, ngư.

C. Dịch vụ. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 12. Đặc tính nào sau đây không đúng hoàn toàn với lao động nước ta?

A. Cần cù, sáng tạo

B. Có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh

C. Có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao

D. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư phong phú

Câu 13. Khu vực có tỉ trọng giảm liên tục trong cơ cấu sử dụng lao động của nước ta là :

A. Nông, lâm nghiệp. B. Thuỷ sản.

C. Công nghiệp. D. Xây dựng.

Câu 14. Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ :

A. Đại học và trên đại học. B. Cao đẳng.

C. Công nhân kĩ thuật. D. Trung cấp.

Câu 15. Phân công lao động xã hội của nước ta chậm chuyển biến, chủ yếu là do :

A. Năng suất lao động thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.

B. Còn lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng.

C. Cơ chế quản lí còn bất cập.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 16. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì lực lượng lao động trong các khu vực kinh tế ở nước ta sẽ chuyển dịch theo hướng :

A. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng.

B. Giảm dần tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ.

C. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư.

D. Tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Câu 17. Phương hướng giải quyết việc làm đối với khu vực thành thị là :

A. Xây dựng nhiều nhà máy lớn với quy trình công nghệ tiên tiến, cần nhiều lao động.

B. Xây dựng nhiều nhà máy với quy mô nhỏ, cần nhiều lao động phổ thông.

C. Xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ quy mô nhỏ, kĩ thuật tiên tiến, cần nhiều lao động.

D. Xuất khẩu lao động.

Câu 18. Hướng giải quyết việc làm hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay là :

A. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng lãnh thổ.

B. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn.

C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

D. Tất cả các câu trên.

Câu 19. Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (thống kê năm 2005), lao động chiếm tỉ trọng lớn nhất thuộc về khu vực

A. Kinh tế Nhà nước

B. Kinh tế ngoài Nhà nước

C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

D. Kinh tế Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Câu 20. Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là :

A. Khôi phục phát triển các ngành nghề thủ công.

B. Tiến hành thâm canh, tăng vụ.

C. Phát triển kinh tế hộ gia đình.

D. Tất cả đều đúng.

------------------------------------------HẾT-----------------------------------------

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

=> Xem hướng dẫn giải


  • 58 lượt xem