Chia lớp thành 4 nhóm:

  • 1 Đánh giá

A - B. Hoạt động khởi động - Hình thành kiến thức

- Chia lớp thành 4 nhóm:

+ 2 nhóm tìm hiểu và làm báo cáo về chủ để "tật khúc xạ" với nội: các dạng tật, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp phòng chống.

+ 2 nhóm tìm hiểu và làm báo cáo về chủ đề "tật cong vẹo cột sống" với nội dung: đặc điểm nhận dạng, nguyên nhân, hậu quả và các phương pháp phòng chống.

- các nhóm nghiên cứu thông tin trong mục 1 và 2, hoàn thành nhiệm vụ. Trình bày trên A0 dưới dạng sơ đồ tư duy.

- Tra cứu, tìm kiếm thông tin bổ sung và trình bày trên ppt, mindmap,...

- Lần lượt các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

Bài làm:

dựa trên nội dung cơ bản sau, các em hãy thiết kế ppt hoặc sơ đồ tư duy:

I. Các tật của mắt

1. Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

  • Hiện tượng: ảnh của vật ở phía trước màng lưới

  • Nguyên nhân:

    • Bẩm sinh: cầu mắt dài

    • Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường --> thủy tinh thể phồng lên, mất khả năng dãn

  • Biện pháp khắc phục:

    • Luyện tập mắt

    • Đeo kính hội tụ

    • Sử dụng các biện pháp y học hỗ trợ: châm cứu, mổ mắt, ...

2. Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa

  • Hiện tượng: ảnh của vật ở phái sau màng lưới

  • Nguyên nhân:

    • Bẩm sinh: cầu mắt ngắn

    • Bị lão hóa ở người già --> thủy tinh thể không có khả năng phồng

  • Biện pháp khắc phục:

    • Luyện tập mắt

    • Đeo kính phân kì

    • Sử dụng các biện pháp y học hỗ trợ: châm cứu, mổ mắt, ...

II. Tật cong vẹo cột sống

- Đặc điểm: Vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái. Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược còn gọi là vẹo cột sống bù trừ.

- Hậu quả:Trẻ em khi bị vẹo cột sống sẽ gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khiến bé chậm phát triển chiều cao, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến ngực, khung chậu và chèn ép tim, phổi, gan.

Cột sống bị cong vẹo gây lệch trọng tâm cơ thể khiến trẻ ngồi học không được ngay ngắn, cản trở tiêu cực việc đọc, viết; căng thẳng thị giác và làm trí não kém tập trung. Với các trường hợp nặng, cột sống vẹo lệch sang bên, thể hình thiếu thẩm mỹ; bắp thịt bị kéo căng và có hiện tương đau; xương ngực có thể bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí (giảm dung tích sống của phổi); chiều dài của lưng bị ngắn lại; xương chậu cũng có thể bị quay lệch; các cơ quan trong ổ bụng cũng có thể bị chèn ép gây dị dạng thân hình; hạn chế vận động;... tác động xấu đến tâm lý của trẻ, hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng.

- Biện pháp:

Bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi và tư thế ngồi học phải đúng. Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn.

Cần thực hiện giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học để mắt được điều tiết và nghỉ ngơi. Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể; cặp phải có hai quai và đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao cho các cơ bắp, khớp khỏe, làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối. Đồng thời, học sinh cần được khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và điều trị kịp thời.

  • 431 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021