Khoa học tự nhiên 8 Bài 31: Hệ sinh thái

  • 2 Đánh giá

Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 31: Hệ sinh thái - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 8, trang 194". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

1. Quan sát và liệt kê các loài có trong hình 31.1

- Liệt kê các nhân tố vô sinh của môi trường ảnh hưởng tới các loài đó và mô tả sự ảnh hưởng.

- Hệ sinh thái là gì?

2. Em hãy đề xuất sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của các loài sinh vật trên có thể như thế nào? Con người có những biện pháp gì để bảo tồn sự đa dạng sinh học của vùng biển nói trên?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Thế nào là một hệ sinh thái?

Quan sát hình 31.2 và cho biết:

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng

- Lá và cành cây mục là thức ăn của những sinh vật nào?

- Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật rừng?

- Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật?

- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điểu gì sẽ xảy ra đối với các loài động? Tại sao?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Chuỗi thức ăn

Quan sát hình 31.3 và thực hiện các bài tập sau:

- Thức ăn của chuột là gì? Động vật nào ăn thịt chuột? Hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

(Thức ăn của chuột) → Chuột → (Động vật ăn thịt chuột)

- Tương tự hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ trống của chuỗi thức ăn sau:

…….. → Bọ ngựa → ……..

…….. → Sâu → ……..

…….. → ……. → ……..

- Trong chuỗi thức ăn, mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau trong chuỗi thức ăn?

- Hãy điền tiếp các từ phù hợp vào những chỗ trống trong câu sau: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích …… vừa là sinh vật bị mắt xích …… tiêu thụ.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Lưới thức ăn

Quan sát hình 50.2 và thực hiện các yêu cầu sau:

- Cho biết sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào.

- Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Tìm hiểu thành phần hệ sinh thái và chuỗi thức ăn

Chuẩn bị dung cụ và quan sát thiên nhiên nơi em ở để xác định các thành phần của hệ sinh thái.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Trả lời câu hỏi

a, Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái.

b, Hãy vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái rắn, cháu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. Một số gợi ý về thức ăn như sau:

  • Cây cỏ là thức ăn của bọ rùa, chầu cháu.
  • Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu.
  • Rán ăn ếch nhái, châu chấu.
  • Gà ăn cây cỏ và châu chấu.
  • Cáo ăn thịt gà.

... (Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa ra thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn).

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

- Em và các bạn hãy vẽ tranh tuyên truyền và đề xuất các biện pháp để bảo vệ sự căn bằng sinh thái

- Em cùng nhóm bạn tìm hiểu thành phần của một hệ sinh thái nơi em và các bạn sinh sống.

- - Báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm em ở lớp hoặc trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ khoa học của trường.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Tập thuyết trình về tác động của con người với hệ sinh thái tự nhiên.

- Hãy tìm đọc trong báo, sách, internet về "Dấu chân sinh thái" và viết báo cáo, chia sẻ với thầy cô cùng bạn bè.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 1.711 lượt xem