Khoa học tự nhiên 8 bài 4 KHTN 8 bài 4: Hidro - Nước
Khoa học tự nhiên 8 bài 4 được KhoaHoc đăng tải trong bài viết dưới đây nhằm giúp học sinh hoàn thiện đáp án cho các câu hỏi đồng thời nâng cao kết quả học tập môn KHTN lớp 8.
A. Hoạt động khởi động
Tôi là quả bóng chứa khí hidro và bạn tôi là quả bóng chứa khí oxi, đố các bạn phân biệt được chúng tôi và giải thích vì sao bạn phân biệt được.
Hai chúng tôi kết hợp với nhau tạo thành nước.
Bạn biết những gì về chúng tôi?
Quả bóng chứa khí hidro nhẹ hơn không khí lên luôn bay lên, quả bóng chứa khí oxi nặng hơn không khí nên ở là là mặt đất.
Oxi và hidro đều là chất khí, không màu, không mùi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Tính chất vật lí của hidro
Em hãy đọc thông tin sau và dựa vào những điều trao đổi với bạn ở hoạt động khởi động, điền các thông tinh vào bảng 4.1
Hidro | Nước |
Kí hiệu: Công thức phân tử: Trạng thái: Màu sắc: Mùi: Vị: Nặng hay nhẹ hơn không khí? Vì sao? Tan nhiều hay ít trong nước? | Kí hiệu: Công thức phân tử: Trạng thái: Màu sắc: Mùi: Vị: Nhiệt độ sôi: Nhiệt độ hóa rắn: Nước có thể hòa tan được những chất nào? |
II. Tính chất hóa học của hidro. Điều chế Hidro trong phòng thí nghiệm. Phản ứng thế
1. Tính chất hóa học của hidro
a) Tác dụng với oxi
Thí nghiệm 1: sgk trang 27
Quan sát có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng trên bằng PTHH.
b) Tác dụng với đồng oxit
Thí nghiệm 2: sgk trang 27
Ở nhiệt độ thường, có phản ứng hóa học xảy ra không? Đốt nóng CuO trên ngọn lửa đèn cồn (đưa ngọn lửa đèn cồn vào vị trí có CuO, lúc này nhiệt độ sẽ tới khoảng ), quan sát và nhận xét hiện tượng.
2. Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm. Phản ứng thế
a) Thí nghiệm điều chế và đốt cháy hidro.
Thí nghiệm: sgk trang 28
Đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí. Nhận xét
Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí. Nhận xét
Sau khi kết thúc thí nghiệm, lấy một giọt dung dịch trong ống nghiệm lên trên mặt kính đồng hồ đem cô cạn. Nhận xét
Khi đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống nghiệm, que đóm bùng cháy. Khi đưa que đóm đang cháy vào đầu ống nghiệm, que đóm cháy mãnh liệt hơn. Điều này chứng tỏ, hidro cháy được.
Khi cô cạn dung dịch, thì ta thu được một chất có màu trắng, chất này chính là ZnCl2. Zn đã chiếm chỗ của hidro trong HCl.
b) Điều chế và thu khí hidro trong phòng thí nghiệm
Thông tin: sgk trang 28
Giải thích vì sao có thể thu khí hidro bằng hai cách trên?
Khi thu khí hidro bằng phương pháp đẩy không khí, vì sao người ta phải úp ngược dụng cụ thu (ống nghiệm hoặc lọ, ...)
Có thể thu khí hidro bằng hai cách trên vì hidro không phản ứng với các chất có trong không khí và ít tan trong nước.
Ta phải đặt ngược ống nghiệm vì khí hidro nhẹ hơn không khí.
b) Phản ứng thế
Cho hai phản ứng hóa học:
Trong hai phản ứng này, nguyên tử của đơn chất Zn hoặc Fe đã thay thế nguyên tử nào của axit?
Hai phản ứng hóa học trên được gọi là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì?
Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây để trả lời hai câu hỏi nêu ra ở trên
(nguyên tử của nguyên tố clo, nguyên tử của nguyên tố hidro, hai chất, đơn chất và hợp chất, đơn chất, hợp chất)
Nguyên tử của đơn chất Zn (hoặc Fe) đã thay thế trong hợp chất axit.
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa , trong đó nguyên tử của $...(3)...$ thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong $...(4)...$
3. Ứng dụng của Hidro
- Nêu các ứng dụng của Hidro.
- Hidro có những ứng dụng đó là dựa vào tính chất chủ yếu nào?
III. Thành phần và tính chất hóa học của nước
1. Thành phần hóa học của nước
2. Sự tổng hợp nước
- Trong thí nghiệm phân hủy nước bằng dòng điện, ở hai điện cực sinh ra những khí nào?
- Tỉ lệ thể tích giữa và $O_2$ thu được trong PTHH (1) là bao nhiêu?
- Tỉ lệ về thành phần khối lượng giữa khí và $O_2$ tham gia trong PTHH (2) là bao nhiêu?
- Nước được tạo thành bởi những nguyên tố hóa học nào?
3. Tính chất hóa học của nước
a) Thí nghiệm nước tác dụng với kim loại
Hiện tượng | Giải thích. Viết PTHH |
Mẩu natri chuyển động như thế nào? Mẩu natri có giữ nguyên hình dạng ban đầu không? Khí thoát ra là khí gì? Cách chứng minh khí đó. Viết PTHH của phản ứng sảy ra. |
b) Nước tác dụng với oxit bazo
Hiện tượng | Giải thích. Viết PTHH |
Sờ tay vào bát sứ thấy có hiện tượng gì? Quỳ tím chuyển thành màu gì? | ....... ...... |
Điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận xét dưới đây:
- Nước có thể tác dụng với kim loại ........ và một số kim loại khác ở nhiệt độ thường như: K, Ca, ...
- Hợp chất tạo ra do oxit bazo hóa hợp với thuốc thuộc loại ....
- Dung dịch bazo làm đổi màu quỳ tím thành ............
IV. Vai trò của nước với sự sống và con người. Chống ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước
1. Sự thoát hơi nước của cây trồng
Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây về vai trò của sự thoát hơi nước trong cơ thể thực vật.
(làm mát; chu trình nước; nước và muối khoáng; nước và kim loại; diện tích bề mặt của cây; diện tích lá cây; từng loại cây; của đất)
Thoát hơi nước là một giai đoạn trong của cơ thể thực vật. Nó có tác dụng $...(2)...$ cây và giúp cho dòng $...(3)...$ lưu thông trong các bộ phận của cây, đặc biệt từ rễ cây lên chồi.
Lượng nước thoát ra phụ thuộc vào và đặc điểm của $...(5)...$
Những ngày trời nóng lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên ta phải tưới thêm nước cho cây.
C. Hoạt động luyện tập
1. Viết PTHH của các phản ứng hidro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit ()
b) Chì (II) oxit ()
2. Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng khí Hidro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được.
b) Tính thể tích khí Hidro (đktc) cần dùng.
3. Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hidro tác dụng với 2,8 lít khí oxi (các thể tích đo ở đktc).
4. Có 3 lọ hóa chất mất nhãn đựng riêng biệt các chất khí: oxi, hidro, nito. Nêu cách nhận biết các hóa chất trên.
Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 4 sách VNEN trang 25 - Hidro - Nước được Khoahoc chia sẻ trên đây. Các câu hỏi, bài tập có trong bài học được giáo viên KhoaHoc giải đáp chi tiết, chính xác, rõ ràng theo khung chương trình SGK môn KHTN lớp 8 nhằm hỗ trợ học sinh hoàn thiện lời giải cho các câu hỏi, bài tập và đạt kết quả cao môn KHTN 8. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm chuyên mục tài liệu học tập lớp 8 để có được những tài liệu hữu ích của nhiều môn học khác nhau như: Toán, Văn, Lịch sử- Địa lí,...