Chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ
Các dạng bài tập chúng ta thường gặp về hóa học thường được cho các chất phản và các thông số đã biết sau đó tính các thông số chưa biết. Ngoài ra còn có dạng bài cho các thông số tìm chất phản ứng. Vì vậy KhoaHoc xin được giới thiệu tới các bạn chuyên đề xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ. Hi vọng các phương pháp giải cùng một số các bài tập của chúng tôi sẽ giúp bạn nắm vững tri thức.
Chuyên đề về xác định công thức của hợp chất vô cơ và hữu cơ
I.Tổng quan kiến thức và phương pháp giải bài tập
1.Tổng quan kiến thức
- Một số nguyên tố có nhiều hóa trị như Fe ,N,… sẽ có nhiều oxit ứng với các mức oxi hóa khác nhau tùy vào điều kiện phản ứng và môi trường vì vậy bài tập xác định công thức của vô cơ thường là oxit ( FexOy ; NxOy) , kim loại, tên muối…
-Các hợp chất hữu cơ có một hoặc nhiều nhóm chức, no hoặc không no, số nguyên tử cacbon khác nhau vì vậy bài tập đưa ra có thể dựa vào phản ứng đốt cháy, hoặc các phản ứng đặc trưng của nhóm chức để tìm công thức.
2. Phương pháp giải bài tập
a) Tìm công thức của chất vô cơ
Dựa vào một hay nhiều các yếu tố sau:
- Tìm được nguyên tử khối của kim loại, phân tử khối của oxi, muối…
- Tìm được tỉ lệ về số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất.
Phương pháp sử dụng: nguyên tử khối trung bình, phân tử khối trung bình) và phối hợp các phương pháp khác như pp đại số, bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng.
VD: Hoà tan 1,44 gam sắt oxit cần dùng 1,46 g axit HCl. Công thức của oxit sắt là:
Giải:
Ta có nO = (1/2)nHCl = (1/2).(1,46/36,5) = 0,02 mol
=>Trong 1,44 gam sắt oxit có
mO = 0,02.16 = 0,32 gam
mFe = 1,44 – 0,32 = 1,12 gam => nFe = 0,02 mol =>CT oxit = FeO
Chú ý:
- Khi tìm công thức của hợp chất vô cơ hay hữu cơ chúng ta có thể dùng đáp án để loại bỏ các trường hợp khác của bài toán
- Một số kim loại có nhiều hóa trị nên trong các phản ứng khác nhau nó có thể thể hiện các hóa trị khác nhau, tùy thuộc vào đề bài.
b) Tìm CTPT hoặc CTCT của hợp chất hữu cơ
Phương pháp chung là tìm được số nguyên tử cacbon, hidro, oxi hoặc tìm được phân tử khối của hợp chất đó.
Phương pháp sử dụng : phương pháp trung bình ( số nguyên tử cacbon trung bình, phân tử khối trung bình), pp đại số, pp tăng giảm khối lượng, pp bảo toàn khối lượng…
VD: Đốt cháy 7,3 gam một axit no, mạch hở được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Xác định công thức của axit.
nC = nCO2 = 0,3 mol
nH = 2nH2O = 0,5 mol
Bảo toàn khối lượng =>mO = 7,3 – 0,3.12 – 0,5.1 = 3,2 gam =>nO = 0,2 mol
=>Tỉ lệ nC: nH : nO = 0,3: 0,5: 0,2 => CT: (C3H5O2)n mà axit no
=>CTPT: C6H10O4 =>CT C4H8(COOH)2
Chú ý:
- Muốn giải được bài toán dạng này thì điều quan trọng nhất là phải viết được các công thức phân tử dạng tổng quát của HCHC đó phù hợp với bài toán.
- Viết đúng và cân bằng đúng phương trình dạng tổng quát đó.
II. Một số bài tập tham khảo
Bài 1. Khử a gam một sắt oxit bằng cacbon oxit ở nhiệt độ cao, người ta thu được 0,84 gam sắt và 0,88 gam khí cacbonic.Công thức hoá học của oxit sắt đã dùng phải là:
A. Fe3O4
B. FeO
C. Fe2O3
D. Hỗn hợp của Fe2O3 và Fe3O4.
Bài 2. Hòa tan 6,96 gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít NxOy (đktc). Khí NxOy có công thức là:
A. NO2
B. NO
C. N2O
D. N2O3
Bài 3. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở điều kiện nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo thành 7 gam kết tủa.Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). công thức oxit kim loại trên là:
A. Fe2O3
B. Fe3O4
C. FeO
D. Al2O3
Bài 4. Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfit trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Li, Na.
B. Na, K.
C. K, Cs.
D. Na, Cs.
Bài 5. Trong một bình kín chứa hỗn hợp A gồm hiđrocacbon X và H2 với Ni. Nung nóng bình một thời gian ta thu được một khí B duy nhất. Đốt cháy B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Biết VA = 3VB. Công thức của X là
A. C3H4.
B. C3H8.
C. C2H2.
D. C2H4.
Bài 6. Cho 100 ml dung dịch aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết A có tỉ khối hơi so với H2 bằng 52. Công thức phân tử của A là
A. (H2N)2C2H3COOH.
B. H2NC2H3(COOH)2.
C. (H2N)2C2H2(COOH)2.
D. H2NC3H5(COOH)2.
Bài 7. Đốt cháy 14,4 gam chất hữu cơ A được 28,6 gam CO2; 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3. Biết phân tử A chứa 2 nguyên tử oxi. A có công thức phân tử
A. C3H5O2Na.
B. C4H7O2Na.
C. C4H5O2Na.
D. C7H5O2Na
Bài 8. Cho 1,02 gam hỗn hợp 2 anđehit X, Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng no, đơn chức tác dụng với Ag2O trong NH3 dư thu đựơc 4,32 gam Ag. X, Y có CTPT là
A. C2H5CHO và C3H7CHO.
B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. HCHO và CH3CHO.
D. kết quả khác.
Bài 9. Để trung hòa 1 lít dung dịch axit hữu cơ X cần 0,5lít dung dịch NaOH 1M, cô cạn thu được 47 gam. muối khan. Mặt khác khi cho 1 lít dung dịch axit trên tác dụng với nước Br2 làm mất màu hoàn toàn 80g Br2. Công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. CH2=CH-COOH.
B.CH2=CH-CH2-COOH
C.CH3-CH=CH-COOH
D.CH3-CH2-COOH.
------ Chúc các bạn thành công ------
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính
- Lời giải bài số 3 chuyên đề kim loại, oxit kim loại và muối tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh( H2SO4 đặc, HNO3)
- Chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Lời giải bài số 5 chuyên đề kim loại tác dụng với các dung dịch muối
- Lời giải bài số 5 chuyên đề kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng )
- Lời giải bài số 6 chuyên đề kim loại, oxit kim loại, bazơ, muối tác dụng với axit không có tính oxi hóa (HCl, H2SO4 loãng )
- Lời giải bài số 2 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Lời giải bài số 5 chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính
- Những thí nghiệm có khả năng có trong đề thi THPTQG môn Hóa
- Lời giải bài số 7 chuyên đề về phản ứng của CO2, SO2 với các dung dịch kiềm
- Lời giải bài số 1 chuyên đề về phản ứng của CO, H2, C, Al với oxit kim loại
- Lời giải bài số 7 chuyên đề về các hợp chất lưỡng tính