Giải bài 11 vật lí 12: Đặc trưng sinh lí của âm
Ở bài học trước, KhoaHoc đã hướng dẫn các bạn tìm hiểu các đặc trưng vật lí của âm, vậy âm có những đặc trưng sinh lí nào? Hãy cùng tìm hiểu nội dung này với KhoaHoc nhé! Hi vọng với những kiến thức trọng tâm mà KhoaHoc trình bày dưới đây sẽ giúp giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn đọc và có thể vận dụng vào làm bài tập.
A. Lý thuyết
Độ cao của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào tần số âm.
Âm càng bổng (cao) thì có tần số càng lớn.
Âm càng trầm (thấp) thì có tần số càng nhỏ.
Độ to của âm: là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trung vật lí mức cường độ âm.
Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm (L) và tần số âm (f).
Âm sắc: là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt được hai âm phát ra từ hai nguồn khác nhau.
Âm sắc phụ thuộc vào đồ thị dao động âm. Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau nên chúng có âm sắc khác nhau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK Vật lí 12, trang 59:
Hãy kể ra những đặc trưng sinh lí của âm.
Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 59:
Độ cao của âm là gì? Nó liên quan đến đặc trưng vật lí nào của âm?
Câu 3: SGK Vật lí 12, trang 59:
Độ to của âm liên quan đên đại lượng vật lí nào của âm?
Câu 4: SGK vật lí 12, trang 59:
Âm sắc là gì?
Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Độ cao của âm
A. Là một đặc trưng vật lí của âm.
B. Là một đặc trưng sinh lí của âm.
C. Vừa là đặc trưng vật lí vừa là đặc trưng sinh lí của âm.
D. Là tần số âm
Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Âm sắc là
A. Màu sắc của âm.
B. Một tinh chất của âm giúp ta nhận biết các nguồn âm.
C. Một đặc trưng sinh lí của âm.
D. Một đặc trưng vật lí của âm.
Câu 7: SGK Vật lí 12, trang 59:
Chọn câu đúng.
Độ to của âm gắn liền với
A. Cường độ âm.
B. Biên độ dao động của âm.
C. Mức cường độ âm.
D. Tần số âm.
Xem thêm bài viết khác
- Phát biểu mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
- Giải bài 37 vật lí 12: Phóng xạ
- Tại sao phải quy định thống nhất tần số của dòng điện xoay chiều tạo ra trong kĩ thuật?
- Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 50, được coi là nhỏ, các chiết suất đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,643 và nt = 1,685.
- Giữa chu kì, tần số và tần số góc có mối liên hệ như thế nào?
- Giải vật lí 12: Bài tập 5 trang 194 sgk
- Giải bài 18 vật lí 12: Động cơ không đồng bộ ba pha
- Biến điệu sóng điện từ là:
- Trong một thí nghiệm Y-âng, hai khe F1, F2cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, khe F được chiếu sáng bằng bức xạ tử ngoại, bước sóng 360 nm.
- Giải bài 24 vật lí 12: Tán sắc ánh sáng
- Vẽ sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.
- Tia hồng ngoại có: