Giải bài 14C: Đồ vật quanh em
Giải bài 14C: Đồ vật quanh em - Sách VNEN tiếng Việt lớp 4 trang 154. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Trò chơi: Hỏi nhanh Quan sát các bức tranh sau và đặt câu hỏi cho mỗi bức tranh với các từ: ai, làm gì, thế nào, ở đâu
Tranh 1 | Ai đang chơi đá bóng? Các bạn nhỏ đá bóng ở đâu? |
Tranh 2 | Ai đang bế em bé? Người mẹ đang làm gì? |
Tranh 3 | Ngày hội thanh niên 2012 được tổ chức ở đâu? Để chào mừng ngày hội thanh niên, các bạ đã chuẩn bị như thế nào? |
Tranh 4 | Ai đang chơi diều? Các bạn nhỏ chơi diều ở đâu? Các bạn nhỏ đang làm gì? |
2. Tìm hiểu cách dùng câu hỏi vào mục đích khác.
a. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung:
Ông Hòn Rấm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.
b. Nhận xét:
- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Rấm có thể thay bằng một câu kể hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không bị thay đổi không?
- Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Chúng được dùng làm gì?
c. Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”. Em hiểu câu hỏi ấy có mục đích gì?
Trả lời:
b. Nhận xét:
- Mỗi câu hỏi của ông Hòn Râm có thể thay bằng một câu kế hoặc một câu cảm mà nghĩa của câu không thay đổi. Ví dụ: Sao chú nhát thế? có thể thay là "Trông chú mày nhát như thỏ đế.
- Theo em, các câu hỏi cùa ông Hòn Rấm không dùng để hỏi về điều chưa biêt. Mà chúng được dùng với mục đích là:
- “sao chú mày nhát thế?” dùng để chê trách
- “chứ sao?” dùng để khẳng định
c. Trong nhà văn hóa, em và bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bổng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?”.
Em hiểu câu nói ấy có mục đích là yêu cầu, mong muốn em và bạn trao đổi với nhau nhỏ hơn để không làm ảnh hưởng đến người bên cạnh.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
3. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật.
a. Em đọc bài văn “Con lật đật” (trang 156 sgk)
b. Nhận xét: Bài văn trên tả cái gì? Viết tên sự vật được miêu tả trong đoạn văn vào bảng nhóm.
c. Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
Các phần | Các đoạn văn | Nội dung |
Mở bài | Đoạn ......... | ..... |
Thân bài | Đoạn ..... và....... | ...... |
Kết bài | Đoạn...... | ...... |
5. Nhận xét về phần thân bài miêu tả cái trống trường:
- Câu văn nào tả bao quát cái trống?
- Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả?
- Những từ ngữ nào tả hình dáng, âm thanh cái trống?
B. Hoạt động thực hành
1. Viết thêm phần mở bài và kết bài để có bài văn hoàn chỉnh tả cái trống.
2. Các câu hỏi sau được dùng làm gì?
a. Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này”.
b. Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”
c. Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
d. Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”
3. Thi đặt câu hỏi phù hợp tình huống:
Tình huống a Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện. Đặt câu: ... Tình huống b Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn. Đặt câu: ... | Tình huống a Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào? Đặt câu: ... Tình huống b. Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng thú vị. Đặt câu: ... |
4. Nêu tình huống dùng câu hỏi:
Mỗi bạn đưa ra một tình huống có thể dùng câu hỏi để:
a. Tỏ thái độ khen, chê
b. Khẳng định, phủ định
c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn
Xem thêm bài viết khác
- Viết những điều cẩn nhớ về các bài tập đọc là văn xuôi, kịch, thơ từ bài 7A đến bài 9C vào bảng mẫu sau:
- Nói xem trong mỗi bức ảnh đó là trò chơi gì. Thường diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
- Hãy sắp xếp lại các sự việc trên theo đúng trình tự của câu chuyện Những hạt thóc giống.
- Dựa vào nội dung bài dọc, chọn những ý thể hiện sự thông minh của Nguyền Hiền.
- Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc, chú ý kết hợp tả ngoại hình các nhân vật.
- Hãy viết một đoạn văn tả đặc điểm bên trong chiếc cặp của em theo gợi ý sau:
- Giải bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
- Giải bài 4B: Con người Việt Nam
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm: Ở mục a và mục b, dấu hai chấm báo hiệu điều gì? Ở mục a, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu câu nào?
- Chọn từ nào trong ngoặc đơn cho mỗi chỗ trống? Đọc lại đoạn văn, xét xem từ chọn điền đã đúng với mỗi chỗ trống và đúng với cả đoạn văn chưa
- Cùng người thân tìm hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ về chủ đề Trung thực
- Thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập: Chọn từ ngữ chỉ màu sắc ở cột A phù hợp với từ ngữ giải thích mức độ của màu sắc ở cột B...