Giải bài 16: Hợp chất của cacbon

  • 1 Đánh giá

Bài học này trình bày nội dung: Hợp chất của cacbon. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CACBON MONOOXIT (CO)

I.Tính chất vật lí

  • Cacbon monooxit là chất khí, không màu, không mùi, không vị,độc, hơi nhẹ hơn không khí, tan rất ít trong nước
  • Thl : - 191,5oC Thr : - 205,2oC

II.Tính chất hoá học

1.Cacbon monooxit là oxit không tạo muối (oxit trung tính)

  • Không tác dụng với nước, axit và dd kiềm ở điều kiện thường.

2.Tính khử

  • Khí CO cháy với ngọn lửa màu lam nhạt và toả nhiều nhiệt.

CO + O2 →(to) CO2

  • Khử oxi kim loại

CO + Fe2O3 →(to) CO2 + Fe

III.Điều Chế

1.Trong phòng thí nghiệm

Bài 16: Hợp chất của cacbon

2. Trong công nghiệp

  • PP khí than ướt: Cho hơi H2O qua than nóng đỏ.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

  • PP khí lò gas:

CO2 + C →(to) 2CO.

CACBON ĐIOXIT (CO2)

I. Tính chất vật lí

  • Cacbon đi oxit là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí, tan ít trong nước
  • CO2 là chất gây lên hiệu ứng nhà kính, làm cho Trái Đất bị nóng lên.

II. Tính chất hoá học

  • CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất =>dùng để dập tắt đám cháy
  • CO2 là oxit axit tác dụng với nước tạo axit 2 nấc rất yếu và kém bền.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

III.Điều Chế

1.Trong phòng thí nghiệm

CaCO3 + HCl → CO2↑ + CaCl2 + H2O

2. Trong công nghiệp

  • Đốt cháy hoàn toàn than, dầu mỏ, khí thiên nhiên trong O2 hoặc KK.
  • Từ qúa trình nung vôi, lên men, nguồn tự nhiên

AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT

I.Axit cacbonic

  • Là một axit yếu, kém bền.

Bài 16: Hợp chất của cacbon

Bài 16: Hợp chất của cacbon

=>Axit cacbonat tạo ra 2 muối: muối hiđro cacbonat (HCO3-) và muối cacbonat (CO32-).

II.Muối Cacbonat

1.Tính chất

  • Tính tan: Muối của kim loại kiềm, amoni và đa số các muối hiđrocaconat dễ tan trong nước. Còn lại không tan
  • Tác dụng với axit tạo khí CO2. Ví dụ

NaHCO3 + HCl → CO2↑ + H2O + NaCl

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

  • Muối hidro cacbonat tác dụng với dd kiềm.Ví dụ

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → H2O

  • Phản ứng nhiệt phân.Ví dụ:

CaCO3 →(to) CaO + CO2

NaHCO3 →(to) Na2CO3 + CO2↑ + H2O

    • Muối cacbonat dễ bị nhiệt phân trừ muối của kiềm
    • Muối hiđrocacbonat bị nhiệt phân

2.Ứng dụng

  • CaCO3: sản xuất vôi, chất độn
  • Na2CO3: Dùng CN thuỷ tinh, đồ gốm, bột giặt
  • NaHCO3: CN thực phẩm, dược phẩm

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1.(Trang 75 /SGK)

Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO ? Viết các phương trình hóa học?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2.(Trang 75 /SGK)

Có ba chất gồm CO, HCl và SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất khí. Viết các phương trình hóa học.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3.(Trang 75 /SGK)

Điều nào sau đây không đúng cho phản ứng của khí CO và O2?

A. Phản ứng thu nhiệt.

B. Phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng kèm theo sự giảm thể tích.

D. Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4.(Trang 75 /SGK)

a) Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat thì có kết tủa xuất hiện. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

b) Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa caxi cacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hóa học của phản ứng là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5.(Trang 75 /SGK)

Cho 224,0 ml CO2 (dktc) hấp thụ hết trong 100,0ml dung dịch kali hidroxit 0,200 M. Tính khối lượng của những chất có trong dung dịch tạo thành.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6.(Trang 75 /SGK)

Nung 52,65 g CaCO3 ở 10000C và cho toàn bộ lượng khí thoát ra hấp thụ hết vào 500,0 ml dung dịch NaOH 1,800M. Hỏi thu được những muối nào? Muối khối lượng là bao nhiêu? Biết rằng hiệu suất phản ứng nhiệt phân CaCO3 là 95%.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm hóa học 11 bài 16: Hợp chất của cacbon


  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021