Giải bài 16 vật lí 7: Tổng kết chương 2: Âm học
Hôm nay, KhoaHoc xin chia sẻ bài Tổng kết chương 2: Âm học thuộc chương trình SGK Vật lí lớp 7 với mục đích ôn tập lý thuyết của chương và hướng dẫn giải các bài tập. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
1. a) Các nguồn phát âm đều dao động.
b) Số dao động trong 1 giây là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu Hz.
c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị đexiben (kí hiệu là dB).
d) Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
2. a) Âm phát ra càng bổng thì tần số dao động càng lớn.
b) Âm phát ra càng trầm thì tần số dao động càng nhỏ.
c) Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
d) Biên độ dao động càng nhỏ, âm càng nhỏ.
3. Âm có thể truyền qua các môi trường: Rắn, lỏng, không khí.
4. Âm dội lại khi gặp một mặt chắn là âm phản xạ
5. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra.
=> Chọn đáp án D
6. a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật cứng và có bề mặt nhẵn
b) Các vật phản xạ âm kém là các vật mềm và có bề mặt gồ ghề.
7. Các trường hợp có ô nhiễm tiếng ồn là:
- Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá
- Hát karaoke to lúc ban đêm.
8. Một số vật liệu cách âm tốt là: bông, gỗ, bê tông,...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn giải các bài tập phần vận dụng
Câu 1: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Hãy chỉ ra bộ phận dao động phát ra âm trong những nhạc cụ sau: đàn ghi ta, kèn lá, sáo, trống.
Câu 2: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Hãy đánh dấu vào câu đúng:
A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng.
B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp.
C. Âm không thể truyền trong chân không.
D. Âm không thể truyền qua nước.
Câu 3: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
a) Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra tiếng to và tiếng nhỏ ?
b) Dao động của các sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi phát ra âm cao và âm thấp ?
Câu 4: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể "trò chuyện" với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Hãy giải thích âm đã truyền tới tai hai người đó như thế nào ?
Câu 5: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ trong ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng bước chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát ?
Câu 6: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất ?
A. Âm phát ra đến tai cùng một lúc với âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên.
Câu 7: Trang 46 Sgk Vật lí lớp 7
Giả sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát các cầu chì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì. sgk vật lí 7 trang 83
- Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết ?
- Giải bài 6 vật lí 7: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunfat (CuSO4) là chất dẫn điện hay chất cách điện ? sgk Vật lí 7 trang 64
- Giải câu 8 bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện sgk Vật lí 7 trang 57
- Giải bài 23 vật lí 7: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
- Hãy vẽ tia phản xạ IR.
- Trong bóng đèn bút thử điện (hình 22.3) có chứa một chất khí (khí nêon). Hãy quan sát bóng đèn này và nên nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó. sgk Vật lí 7 trang 61
- Hiện tượng phản xạ âm được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- Giải câu 3 bài 16: Tổng kết chương 2: Âm học sgk Vật lí 7 trang 46
- Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe thấy tiếng vang.
- Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. sgk Vật lí 7 trang 56