Giải bài 37 hóa học 10: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. KhoaHoc chia sẻ tới các bạn bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học . Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn
Nội dung bài học gồm hai phần
- Lý thuyết về tốc độ phản ứng hóa học
- Giải các thí nghiệm SGK
A. Lý thuyết
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng
2. Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng
- Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng (nồng độ chất khí tăng), tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ, nên sự va chạm càng dễ có hiệu quả hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Ví dụ: 2HI(k) → H2 (k) + I2 (k)
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng
- Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
4. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
Ví dụ: Đá vôi tác dụng với dung dich HCl. Phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu nghiền đá vôi
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
5. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
+ Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương.
Ví dụ: Trong phản ứng phân hủy H2O2 xúc tác MnO2 làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn
2H2O2 (xt: MnO2) → 2H2O + O2↑
+ Những chất xúc tác làm cho quá trình xảy ra chậm được gọi là chất xúc tác âm.
Ví dụ: Quá trình oxi hóa Na2SO3 trong dung dịch thành Na2SO4 xảy ra chậm khi cho thêm glixerin.
B. Giải các thí nghiệm SGK
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và rút ra kết luận.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm và rút ra kết luận.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
- Quan sát hiện tượng xảy ra rong hai ống nghiệm và rút ra kết luận.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 7 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 3 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 20 hóa 10: Bài thực hành số 1 - Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 30 hóa học 10: Lưu huỳnh
- Giải câu 13 bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen
- Giải câu 8 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 4 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 7 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 38 hóa học 10: Cân bằng hóa học
- Giải thí nghiệm 3 bài 20: Bài thực hành số 1 - Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 7 bài 17: Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 1 bài 30: Lưu huỳnh