-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giải bài 38: Rượu etylic
Giải bài 38: Rượu etylic - Sách hướng dẫn học Khoa học Tự nhiên 9 tập 2 trang 36. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động khởi động
Quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa trang 36 và cho biết chất kích thích trong các loại đồ uống có tên là gì?
Trả lời:
Hình ảnh trong sách là hình ảnh của các chai rượu, bia.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Công thức phân tử, công thức cấu tạo
Từ mô hình cấu tạo của rượu etylic trong sách giáo khoa, cho biết công thức cấu tạo và công thức phân tử của rượu etylic.
Trả lời:
Công thức phân tử của rượu etylic:
Công thức cấu tạo: .
2. Tính chất vật lí
Tiến hành các thí nghiệm dưới đây và bổ sung thông tin vào cột.
Tên thí nghiệm | Cách tiến hành | Nhận xét |
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị | Quan sát lọ thủy tinh không màu đựng rượu etylic. Mở nút, ngửi mùi hơi rượu bay ra. | Trạng thái: Màu sắc: Mùi: |
2. Nghiên cứu về tính tan | Rót 2 - 5 ml nước vào cốc thủy tinh. Thêm dần từng giọt rượu etylic vào (có thể khuấy hoặc lắc nhẹ). Quan sát quá trình hòa tan của rượu etylic trong nước. | Khả năng tan của rượu etylic trong nước: |
Trả lời:
Tên thí nghiệm | Nhận xét |
1. Quan sát về trạng thái, màu sắc, mùi vị. | Trạng thái: chất lỏng Màu sắc: không màu Mùi vị: thơm nhẹ |
2. Nghiên cứu về tính tan | Rượu etylic tan vô hạn trong nước |
3. Độ rượu
Rót 30 ml rượu etylic vào ống đong có chia độ. Thêm dần nước vào ống đong, lắc đều, đến khi chất lỏng trong ống đong đến vạch 100 ml. Khi đó ta thu được rượu 30 độ (rượu hay rượu 30%vol.)
Vậy độ rượu là gì?
Hãy quan sát các hình trong sách giáo khoa và cho biết ý nghĩa của các thông tin: rượu 30%vol., cồn ; bia 5%; ...
Các số 90, 30 hoặc 5 trên các hình trên biết điều gì?
Trả lời:
Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu etylic với nước.
Các số 30, 90 hoặc 5 trên các hình cho biết số ml rượu, cồn, bia có trong 100 ml hỗn hợp rượu, cồn, bia với nước.
4. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với oxi
Thí nghiệm: sgk trang 38
Nhận xét màu ngọn lửa của rượu etylic cháy.
Hứng miệng ống nghiệm vào phía trên ngọn lửa đang cháy. Nêu hiện tượng quan sát được ở bên trong miệng ống nghiệm.
Úp miệng cốc (bên trong có tráng nước vôi trong) lên phía trên ngọn lửa. Nêu hiện tượng quan sát được ở phía trong cốc.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên
b) Tác dụng với natri
Theo em, trong phân tử rượu etylic, các nguyên tử hidro có đặc điểm liên kết hóa học giống nhau hay không? Nguyên tử hidro nào có khả năng dễ bị thay thế nhất?
Thí nghiệm: sgk trang 39.
Giải thích hiện tượng và viết PTHH của phản ứng xảy ra. Biết khối lượng riêng của natri bằng của rượu etylic bằng
Trả lời:
- Trong rượu etylic, các nguyên tử hidro có đặc điểm liên kết hóa học không giống nhau ở liên kết
và liên kết
. Nguyên tử hidro dễ bị thay thế nhất trong liên kết . - Giải thích hiện tượng thí nghiệm: Liên hết của H với O trong rượu etylic kém bền hơn liên kết giữa C và H. Do đó rượu etylic có thể tác dụng với Na. Khi cô cạn dung dịch thì rượu etylic dư bị bay hơi hết, chỉ còn sản phẩm sau phản ứng với Na
PTHH:
5. Ứng dụng và điều chế
a) Ứng dụng (sgk trang 39)
b) Điều chế (sgk trang 40)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 40 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Khi để hở miệng chai đựng cồn (rượu etylic chiếm 96% thế tích) một thời gian thì nồng độ rượu etylic trong chai thay đổi thế nào? Vì sao?
Câu 2: Trang 40 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Thả một mẩu natri kim loại vào cốc đựng cồn
a) Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được.
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 3: Trang 40 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Khi thêm dần nước vào ống đong đựng 30 ml rượu etylic cho đến vạch định mức 50 ml thì sẽ thu được rượu bao nhiêu độ?
Câu 4: Trang 40 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Từ 1 tấn gạo (có 80% tinh bột) có thể sản xuất được tối đa bao nhiêu lít rượu etylic nguyên chất, biết khối lượng riêng của rượu etylic bằng 0,78 g/ml. Hiệu suất của quá trình bằng 60%
Câu 5: Trang 40 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 5ml rượu etylic (khối lượng riêng là 0,78g/ml), biết khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol rượu etylic sẽ giải phóng ra nhiệt lượng 277,38 kJ.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Đèn cồn được sử dụng nhờ vào tính chất nào của rượu etylic
Câu 2: Trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Rượu sâm - chất bổ dưỡng quý giá. Vì sao người ta ngâm sâm trong rượu etylic để uống.
Câu 3: Trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tại sao người ta hay dùng còn để tẩy sạch vết dầu mỡ.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Câu 1: Trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Tìm hiểu về một số rượu đặc sản của Việt Nam (Rượu Vân, rượu Bắc Hà, rượu vang Đà Lạt, rượu Bầu Đá, ...): Nguồn gốc, quy trình sản xuất.
Câu 2: Trang 41 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Hãy giải thích tại sao trong Y tế, người ta dùng cồn 70 - 75 độ để sát trùng vết thương mà không dùng cồn 90 hay 96 độ.
Xem thêm bài viết khác
- 2. Nếu tế bào mẹ có 2n NST, trong đó có n cặp NST tương đồng với n NST bắt nguồn từ bố và n NST bắt nguồn từ mẹ thì có bao nhiêu tổ hợp bộ NST đơn bội n gồm các NST khác nhau về nguồn bố mẹ?
- Cho mạch điện như hình 13.1, vôn kế chỉ 36 V, ampe kế chỉ 3 A, R1 = 30 ôm. Tìm số chỉ của ampe kế A1 và A2. Tính điện trở R2.
- Phát biểu định luật Ôm cho đoạn mạch có một điện trở (một dây dẫn). Vẽ đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế cho đoạn mạch đó.
- Giải câu 1 trang 93 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- 4. Một mARN có trình tự nucleotit như sau:
- Giải câu 2 trang 58 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Phát biểu nào dưới đây về tia khúc xạ ánh sáng là đúng?
- Phát biểu nào sau đây đúng với định luật Ôm?
- II. Thường biến
- Giải câu 2 trang 123 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải phần E trang 109 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải câu 1 trang 52 khoa học tự nhiên 9 VNEN tập 2