Giải bài 4: Số trung bình cộng sgk Toán 7 tập 2 trang 17
Số nào có thể là "đại diện" cho các giá trị của dấu hiệu? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 4: Số trung bình cộng. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm 2 phần:
- Lý thuyết cần biết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết cần biết
1. Số trung bình cộng của một dấu hiệu X, kí hiệu là số dùng làm đại diện cho một dấu hiệu khi phân tích hoặc so sánh nó với các biến lượng cùng loại.
2. Quy tắc tìm số trung bình cộng
Số trung bình cộng của một dấu hiệu được tính từ bảng tần số theo cách sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được
- Chia tổng đó cho các giá trị (tức tổng các tần số)
Ta có công thức: = \(\frac{x_{1}n_{1}+ x_{2}n_{2}+ x_{3}n_{3}+ ... + x_{k}n_{k}}{N}\)
trong đó:
- x1, x2, …, xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu x.
- n1, n2, …, nk là tần số tương ứng.
- N là số các giá trị.
là số trung bình của dấu hiệu X.
3. Ý nghĩa:
Số trung bình cộng thường được dùng làm "đại diện" cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
4. Mốt của dấu hiệu: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số. Kí hiệu là M0.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 14: trang 20 sgk Toán 7 tập 2
Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9.
Câu 15: trang 20 sgk Toán 7 tập 2
Nghiên cứu "tuổi thọ" của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50 bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. "Tuổi thọ" của các bóng (tính theo giờ) được ghi lại ở bảng 23 (làm tròn đến hàng chục) :
Tuổi thọ (x) | 1150 | 1160 | 1170 | 1180 | 1190 | |
Số bóng đèn tương ứng (n) | 5 | 8 | 12 | 18 | 7 | N=50 |
Bảng 23
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì và số các giá trị là bao nhiêu ?
b) Tính số trung bình cộng.
c) Tìm mốt của dấu hiệu.
Xem thêm bài viết khác
- Đáp án câu 1 đề 10 kiểm tra học kì 2 toán 7
- Giải Câu 60 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác sgk Toán 7 tập 2 Trang 83
- Giải Câu 7 Bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác sgk Toán 7 tập 2 Trang 56
- Đáp án câu 1 đề 4 kiểm tra học kì 2 toán 7
- Giải Câu 26 Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác sgk Toán 7 tập 2 trang 67
- Giải câu 48 bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến sgk Toán 7 tập 2 trang 46
- Giải Câu 8 Bài Ôn tập chương 3 Phần Câu hỏi sgk Toán 7 tập 2 Trang 87
- Giải câu 15 bài 4: Số trung bình cộng sgk Toán 7 tập 2 trang 20
- Giải Câu 55 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác sgk Toán 7 tập 2 Trang 80
- Đáp án câu 2 đề 1 kiểm tra học kì 2 toán 7
- Đáp án câu 3 đề 9 kiểm tra học kì 2 toán 7
- Giải bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến sgk Toán 7 tập 2 trang 44