Giải câu 1 bài 4: Phép thử và biến cố
Câu 1: Trang 63 - sgk đại số và giải tích 11
Gieo một đồng tiền ba lần:
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Xác định các biến cố:
A: "Lần đầu xuất hiện mặt sấp";
B: "Mặt sấp xảy ra đúng một lần";
C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".
Bài làm:
a) Không gian mẫu gồm 8 phần tử:
Ω = {SSS, SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN}.
Trong đó: "S" là gieo được mặt sấp
"N" là gieo được mặt ngửa.
b) Dựa vào không gian mẫu ta xác định được phần tử của các biến cố
- A: "Lần đầu xuất hiện mặt sấp
A = {SSS, SSN, SNS, SNN},
- B: "Mặt sấp xảy ra đúng một lần".
B = {SNN, NSN, NNS},
- C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".
C = {SSN, SNS, SNN, NSS, NSN, NNS, NNN} = Ω {SSS}.
Xem thêm bài viết khác
- Phần câu hỏi Ôn tập cuối năm
- Phần bài tập Ôn tập cuối năm
- Giải bài 2 Ôn tập cuối năm
- Giải câu 7 bài 3: Đạo hàm của hàm số lượng giác
- Giải câu 4 bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
- Giải bài 18 Ôn tập cuối năm
- Giải bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Giải câu 7 bài ôn tập chương 4: Giới hạn
- Giải bài 3 Ôn tập cuối năm
- Giải câu 8 bài Ôn tập cuối năm
- Giải câu 1 bài 3: Đạo hàm của hàm số lượng giác
- Giải câu 2 bài 3: Đạo hàm của hàm số lượng giác