Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

  • 1 Đánh giá

Giải bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh - Sách hướng dẫn học toán 7 tập 1 trang 115. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Thực hiện các hoạt động sau

a) Vẽ vào vở các tam giác và $\bigtriangleup A’B’C’$ thỏa mãn AB = A’B’ = 2 cm; AC = A’C’ = 3 cm; BC = B’C’ = 4 cm (h.62).

Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

b) Đo các góc của chúng và so sánh các cặp góc và $\widehat{A’}$; $\widehat{B}$ và $\widehat{B’}$; $\widehat{C}$ và $\widehat{C’}$.

c) Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau hay không? Vì sao?

Trả lời:

a) Các em thực hiện vẽ hai tam giác ABC và A’B’C’ với độ dài các cạnh đã cho như hình 62.

b) Thực hiện phép đo góc, ta có: = $\widehat{A’}$; $\widehat{B}$ = $\widehat{B’}$; $\widehat{C}$ = $\widehat{C’}$.

c) Hai tam giác ABC và A’B’C’ có bằng nhau vì chúng có các cặp cạnh tương ứng và các góc tương ứng bằng nhau.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 116)

2. Thực hiện các hoạt động sau

a) Quan sát các hình 64 và 65. Hãy kí hiệu thể hiện sự bằng nhau của các tam giác có trong mỗi hình vẽ đó. Giải thích vì sao?

Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

b) Quan sát hình 66 và đọc bài toán sau (sgk trang 116).

Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

3. a) Bằng compa và thước thẳng, hãy vẽ tia phân giác của một góc cho trước (sgk trang 116)

b) Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 117)

c) Vẽ tia phân giác của góc mOn trên hình 68.

Trả lời

c) Thực hiện các bước vẽ tia phân giác của một góc bằng thước thẳng và compa, ta được tia Ot là tia phân giác của góc mOn (hình vẽ).

Giải VNEN toán hình 7 bài 2: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 117 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

a) Vẽ vào vở tam giác biết AB = 2,5 cm; AC = 6 cm; BC = 7 cm.

b) Vẽ vào vở tam giác có EF = FG = GE = 3cm. Sau đó đo ba góc của tam giác EFG rồi cho biết số đo của mỗi góc.

c) Sắp xếp trình tự các bước chứng minh bài toán sau

Bài toán: và $\bigtriangleup ANB$ có MA = Mb, NA = NB (h.69). Chứng minh rằng $\widehat{AMN} = \widehat{BMN}$”.

Các bước chứng minh:

i) Do đó (c.c.c).

ii) MN: cạnh chung;

MA = MB (giả thiết);

NA = NB (giả thiết);

iii) Suy ra (hai góc tương ứng);

iv) và $\bigtriangleup BMN$.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 118 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

a) Ví dụ (sgk trang 118)

b) Em hãy giải bài toán sau vào vở như ví dụ trên.

Bài toán: Cho đoạn thẳng AB = 5 cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính 3 cm và đường tròn tâm B bán kính 4,5 cm chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh AB là tia phân giác của góc CAD.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1: Trang 118 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

a) Vẽ một góc cho trước (sgk trang 118)

b) Chứng minh ở mục a).

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 119 sách toán VNEN lớp 7 tập 1

Cho hai điểm A và B phân biệt. Vẽ cung trong tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, hai cung tròn cắt nhau tại E và F.

Chứng minh rằng: a) ;

b) ;

c) AE // BF; AF // BE.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 89 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021