Soạn văn 7 VNEN bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- Mở rộng câu
Soạn bài 24: Ôn tập văn bản nghị luận- Mở rộng câu- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 49. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê theo mẫu dưới đây:
STT | Tên bài | Tác giả | Đề tài nghị luận | Luận điểm chính | Phương pháp lập luận |
1 | M: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ Chí Minh | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu | Chứng minh bằng lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp |
2 | |||||
3 | |||||
4 |
B. Hoat động hình thành kiến thức.
1. Văn bản nghị luận
a. Trong chương trình Ngữ văn 6 và học kì I lớp 7, em đã học nhiều bài thuộc thể truyện, kí ( loại hình tự sự); thơ trữ tình, tùy bút( loại hình trữ tình) và nghị luận. Bảng kê dưới đây liệt kê các yếu tố trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại cột bên trái.
Thể loại | Yếu tố |
Truyện Kí Thơ trữ tình Tùy bút Nghị luận | Cốt truyện Nhân vật Người kể chuyện Luận điểm Luận cứ Vần, nhịp |
b. Dựa vào kết quả mục a) em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình.
c. Những câu tục ngữ đã học có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
2. Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
a. Tìm các cụm danh từ có trong câu sau:
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta có(...)
( Hoài Thanh)
b. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ vừa tìm được
c. Đọc nội dung trong bảng và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu C-V làm thành phần gì.
- Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm
- Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.
- Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen
- Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách Mạng tháng Tám thành công
3. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
a. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: LÒNG KHIÊM TỐN.
(1) Bài văn giải thích vấn đề gì và giải thích như thế nào?
(2) Tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy lựa chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể được coi là ... Đó có thể được coi là phép giải thích không?
(3) Theo em, cách liệt kê các biểu hiện của lòng khiếm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ ko khiêm tốn có phải là cách giải thích ko ?
(4 ) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của ko khiêm tốn và nguyên nhân của thói ko khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích ko ?
b. Đọc nội dung trong bảng sau và cho biết: Mục đích của giải thích là gì và có những phương pháp giải thích nào?
C-D. Hoạt động luyện tập và vận dụng
1. Đọc văn bản sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong văn bản ( LÒNG NHÂN ĐẠO)
2. Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu, cụm C-V làm thành phần gì.
a. Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.
b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.
c) Khi các cô gái Vòng đỗ gánh, giở từng lớp sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết hắn giật mình.
d. Bỗng một bàn tay đâp vào vai khiến hắn giật mình..
e. Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta quanh năm trồng trọt thu hoạch bốn mùa.
g, Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
h. Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài (...)
3. Mỗi câu trong từng cặp câu dưới đây trình bày một ý riêng. Hãy gộp các câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng.
Câu đã cho | Câu đã gộp lại |
a.Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng | |
b. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu. Điều đó khiến lời nói của người Viêt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc | |
c. Từ cách mạng tháng Tám thành công. Từ đó, tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới |
4. Viết một cặp câu trong đó mỗi câu trình bày một ý riêng, sau đó hãy gộp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà thay đổi nghĩa chính của chúng
Xem thêm bài viết khác
- Câu tục ngữ : “Nói có sách, mách có chứng” khuyên chúng ta điều gì ?
- Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ? Vì sao?
- Thực hiện một trong hai yêu cầu dưới đây, sau đó trao đổi với các nhóm khác để nhận xét đánh giá:
- Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a. Trong văn bản trên, tác giả đưa ra ý kiến quan điểm gì?...
- Chọn mỗi loại một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và hoàn thành bảng sau :
- Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:
- Soạn văn 7 VNEN bài 30: Văn bản báo cáo
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)...
- Soạn văn 7 VNEN bài 29: Ôn tập văn bản văn học
- . Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới. Qua hai văn bản trên, hãy rút mục đích, nội dung của văn bản báo cáo để điền vào bảng sau :
- Soạn văn 7 VNEN bài 32: Hoạt động Ngữ văn