Soạn VNEN GDCD 8 bài 2: Liêm khiết
Soạn bài 2: Liêm khiết - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 10. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc truyện dưới đây và trả lời các câu hỏi:
- Em suy nghĩ như thế nào vê cách sống của Mạc Đĩnh Chi?
- Cách sống có thể hiện phẩm chất gì của ông?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về liêm khiết và các biểu hiện của liêm khiết
a. Đọc thông tin dưới đây về liêm khiết: (sgk)
b. Tìm những biểu hiện cụ thể của liêm khiết và trái tim liêm khiết (trong nhà trường, gia đình, xã hội) rồi ghi vào vở theo mẫu sau:
Biểu hiện của liêm khiết | Biểu hiện trái với liêm khiết |
- Trả lại của rơi - Không nhận tiền/ quà tặng có giá trị từ người khác để giúp họ hưởng lợi bất chính ......................... ......................... | - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân để kiếm lợi riêng cho mình - Tư túi quỹ chung của tập thể .............................. .............................. |
2. Tìm hiểu ý nghĩa của liêm khiết
Có nhiều quan điểm khác nhau về sống liêm khiết, em đồng ý với quan điểm nào dưới đây? Hãy đưa ra lí lẽ để bảo vệ cho ý kiến của mình
a. Người sống liêm khiết sẽ nghèo đói suốt đời
b. Sống liêm khiết khiến con người thanh thản và được mọi người tin cậy, quý trọng
c. Sống liêm khiết là góp phần xây dựng xã hội trong sạch, tốt đẹp, giàu mạnh
d. Sống liêm khiết chỉ thiệt mình
e. Nguyên nhân khiến người ta sống liêm khiết là vì lòng tham, sự ham muốn tiền bạc, quyền lực, danh vọng.
3. Cách rèn luyện tính liêm khiết
Thảo luận nhóm: Xác định những việc học sinh cần làm để rèn luyện tính liêm khiết
C. Hoạt động luyện tập
Hãy đọc các trường hợp dưới đây và cho biết:
- Nhận xét của em về hành vi, việc làm của nhân vật trong mỗi trường hợp?
- Những hành vi, việc làm không phù hợp (trong số các trường hợp trên) là do nguyên nhân nào?
- Em đã làm gì nếu chứng kiến những hành vi, việc làm không phù hợp đó hoặc là người thân của những đối tượng có hành vi, việc làm ấy?
a. Chị Võ Thị Nga là tổ chức quản lí cà phê Thiên Đường của khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh. Chị đã nhiều lần nhặt được tiền, vàng, đồ có giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng chị đều tiền cách liên lạc để trả lại người mất. Chị bộc bạch: "Mỗi lần tận tay trao những tài sản cho người bị mất và chứng kiến niềm vui của họ, tôi càng thấy hạnh phúc về việc làm của mình. Cảm xúc đó đã chiến thắng lòng tham của tôi, dù hôm nay có cuộc sống còn nhiều khó khăn".
b. Ngày 21/5/2016, Tổ công tác của Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang do Đại úy Nguyễn Hùng Cường làm tổ trưởng, cùng 7 chiến sĩ khác nhận nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong khi làm nhiệm vụ , tổ công tác đã phát hiện chiếc ô tô bán tải nhãn hiệu Ford Ranger BKS 12C-044.29 có nhiều biểu hiện bất thường nên ra tín hiệu yêu câu tài xế cho dừng xe để kiểm tra. Lo sợ bị phát hiện chở hàng cấm, tài xế nên Huy đã gợi ý đưa cho tổ công tác 500 triệu đồng để được bỏ qua, nhưng các chiến sĩ công an đã cương quyết từ chối.
c. Lợi dụng chức chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Minh ở tỉnh Đ đã phê duyệt xây dựng đường sai với thiết kế để có con đường vào nhà riêng của mình, gây thiệt hại khoảng 160 triệu đồng của ngân sách nhà nước.
d. Do hám lợi, một số cán bộ kiểm lâm biến chất ở tỉnh N đã thông đồng, cấu kết với lâm tặc phá rừng, khai thác gỗ trái phép.
đ. Một nhân viên y tế của bệnh viện B đã gợi ý bệnh nhân phải đưa tiền nếu muốn lấy kết quả nội soi nhanh.
4. Xử lí tình huống và đóng vai
Tình huống 1: Anh trai Chi có giấy gọi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Chi thấy bố mẹ bàn nhau chạy xin giấy chứng nhận sức khỏe yếu của anh
Nếu em là Chi, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tình huống 2: Hà vốn là một học sinh giỏi toán. Cuối năm học, Hà còn thiếu một chút nữa mới đạt học sinh giỏi. Thấy vậy, mấy bạn thân trong lớp khuyên Hà nên đến gặp cô giáo dạy Toán để nâng điểm.
Nếu em là Hà, em sẽ làm gì?
Tình huống 3: Trên đường đi học về, Kiên và Phong phát hiện thấy một cán bộ kiểm lâm nhận tiền hối lộ rồi cho lâm tặc chở gỗ quý đi qua trạm kiểm soát
Theo em, Kiên và Phong nên làm gì?
D. Hoạt động vận dụng
1. Rèn luyện tính liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày ở nhà, ở trường và ở cộng đồng
2. Kính trọng những người liêm khiết, phản đối và báo cho cơ quan có trách nhiệm khi chứng kiến những hành vi tham nhũng, hối lộ...
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm ca dao, tục ngữ, những gương sống liêm khiết trong thực tế và chia sẻ với bạn bè về kết quả sưu tầm được
2. Tìm hiểu nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng có liên quan đến bài học và cuộc phòng, chống tham nhũng đang được tiến hành hiện nay ở nước ta
Xem thêm bài viết khác
- Kể một trường hợp mà em đã thiếu trung thực. Nếu được làm lại, em thấy mình nên làm như thế nào trong trường hợp đó?
- Chiếc ô tô gặp vấn đề gì khi đang đi trên đường? Nhờ đâu mà cuối cùng chiếc xe đã vượt qua được hố bùn trong sự vui mừng của mọi người?
- Em hãy mô tả việc làm của mình thể hiện các biểu hiện tương ứng theo bảng dưới đây:
- Em hãy tìm điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên. Theo em, tại sao các hoạt động trên cần sự góp ý từ nhiều cá nhân?
- Hãy nêu ý nghĩa của nội quy lớp học đối với cá nhân em và tập thể lớp? Nếu học sinh không tuân thủ nội quy của lớp học điều gì sẽ xảy ra?
- Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào trong điêu 2, điều 3 của Hiến pháp năm 2013?
- Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên? Vì sao? (trang 9)
- Hành vi của các cá nhân trong mỗi bức ảnh trên có thể gây ra những hậu quả gì?
- Những hình ảnh trên cho biết công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình bằng phương thức nào?
- Điền vào chỗ trống những điều học sinh cần tôn trọng:
- Khoanh tròn các phương án đúng:
- Tìm những biểu hiện cụ thể của liêm khiết và trái tim liêm khiết (trong nhà trường, gia đình, xã hội) rồi ghi vào vở theo mẫu sau: