Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau
B. Hoạt động thực hành
1. Tập viết đoạn đối thoại
1. Đọc lại một trong hai phần sau đây của bài Một vụ đắm tàu:
- Phần thứ nhất: đoạn 1 và đoạn 2 (từ đầu đến gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn)
- Phần thứ hai: đoạn 3 và đoạn 4 (từ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên đến hết)
2. Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau (trang 120, 121 sgk)
Bài làm:
Màn 1:
Ma-ri-ô: Xin lỗi. Mình có làm phiền cậu không?
Giu-li-ét-ta: Ồ không, không! Mình đang nghĩ xung quanh chỉ toàn người lớn, chẳng biết nói chuyện với ai. Cậu tên là gì?
Mình là Ma-ri-ô, 12 tuổi. Còn cậu?
Giu-li-ét-ta: Mình là Giu-li-ét-ta, cũng 12 tuổi.
Ma-ri-ô: Cậu có vẻ lớn hơn tuổi đấy! Cậu đi cùng bố mẹ à?
Giu-li-ét-ta: - Không, mình đi một mình. Xa nhà cả năm rồi. Mình về nhà để gặp lại bố mẹ. Còn cậu, cậu đi với ai?
Ma-ri-ô (kín đáo): Mình cũng đi một mình. Mình đi về quê
Giu-li-ét-ta: - Thế à? (Nhìn ra phía xa) Vùng biển ở đây đẹp quá. Cậu có thích biển không?
Ma-ri-ô: - Mình rất thích ngắm biển, vào ban đêm trông biển như bức màn đêm bí ẩn vậy. Mà thôi, bọn mình xuống khoang đi. Trễ rồi đó.
(Cả hai cùng đi xuống)
Ma-ri-ô: - Tạm biệt cậu nhé.
(Sóng lớn, tàu nghiêng. Ma-ri-ô bất ngờ nên bị ngã, đầu đập xuống sàn tàu).
Giu-li-ét-ta: - Ôi! Ma-ri-ô. Cậu có sao không? (vẻ mặt lo lắng)
Ma-ri-ô: (Vẻ mặt nhăn nhó) Cảm ơn cậu. Mình không sao!
Giu-li-ét-ta: - (Nhìn thấy máu trên đầu bạn). Trời ơi! Trán cậu bị chảy máu rồi, để mình xem nào! (Giu-li-ét-ta gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc mình, nhẹ nhàng băng cho bạn!)
Giu- li ét-ta: Chắc lắm phâi không? Để mình dìu cậu xuống khoang tàu nhé.
Màn 2:
Ma-ri-ô: Giu-li-ét-ta! Cẩn thận! Giữ chặt nhé!
Giu-li-ét-ta: Ma-ri-ô! Tàu đang chìm. Mình sợ lắm!
Ma-ri-ô: Đừng sợ, Giu-li-ét-ta! Trông kìa, có một chiếc xuồng!
Người dưới xuồng: Dưới này chỉ còn một chỗ. Xuống mau lên!
(Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta củng lao tới)
Người dưới xuồng: Xuồng nặng lắm rồi. Chỉ đủ chỗ cho đứa nhỏ xuống thôi. Nhanh lên!
(Giu-li-ét-ta thẫn thờ, buông thòng tay, vẻ tuyệt vọng).
Ma-ri-ô:- Giu-li-ét-ta, cậu xuống mau đi. Cậu còn bố mẹ đang đợi. Đừng sợ!
Người dưới xuồng (kêu to): Nào đưa tay đây cô bé! Nào, được rồi.
Giu-li-ét-ta (bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô, bật khóc nức nở gia tay về phía bạn): Vĩnh biệt Ma-ri-ô.
Xem thêm bài viết khác
- Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau'? Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
- Giải bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam? Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Nói về hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
- Đặt một câu ghép có cặp từ nối các vế câu như trên và viết vào vở
- Viết vào vở cho đúng tên các danh hiệu, huân chương được in nghiêng dưới đây:
- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Viết các sự việc (được nêu trong ngoặc) vào ô trống trong phiếu sau cho đúng với trình tự của hội thi: (a. vừa nấu cơm vừa di chuyển; b. chấm thi; c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng)
- Kể cho người thân nghe những trò chơi / những công việc mà bạn nam, bạn nữ trong lớp thích.
- Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, em kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện "chiếc đồng hồ"
- Thêm vào chỗ trống một quan hệ từ và vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép
- Quan sát hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em, ghi lại các chi tiết quan sát được?
- Giải bài 24C: Ôn tập tả đồ vật