Giải bài 2 vật lí 6: Đo độ dài (tiếp theo)
Dựa theo cấu trúc SGK vật lí lớp 6, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Đo độ dài. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập vận dụng có cách giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
A. Lý thuyết
2. Cách đo độ dài.
- Ước lượng độ dài vật cần đo để sử dụng thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
- Đặt thước đúng quy cách (đặt dọc theo vật cần đo, một đầu của vật phải trùng với vạch số 0 của thước).
- Đặt mắt đúng quy định hướng nhìn vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
- Đọc và ghi kết quả (đọc theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 9 SGK lí 6)
Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?
Câu 2. (Trang 9 SGK lí 6)
Em đã chọn dụng cụ đo nào ? Tại sao ?
Câu 3. (Trang 9 SGK lí 6)
Em đặt thước đo như thế nào ?
Câu 4. (Trang 9 SGK lí 6)
Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
Câu 5. (Trang 9 SGK lí 6)
Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vạch chia thì đọc kết quả đo như thế nào ?
Câu 6. (Trang 9 SGK lí 6)
Hãy chọn từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"ĐCNN, độ dài, GHĐ, vuông góc, dọc theo, gần nhất, ngang bằng với"
Khi đo độ dài cần:
a) Ước lượng (1)....... cần đo.
b) Chọn thước (2)........ và có (3)...........thích hợp.
c) Đặt thước (4)............ độ dài cần đo sao cho một đầu của vật (5).......... vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng (6)..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia (7)......... với đầu kia của vật.
Câu 7. (Trang 10 SGK lí 6)
Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì (Hình 2.1 SGK) ?
a) Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
b) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0.
c) Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì.
Câu 8. (Trang 10 SGK lí 6)
Trong các hình sau đây, hình nào vẽ vị trí đặt mắt để đọc kết quả đo (Hình 2.2 SGK) ?
a) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang phải.
b) Đặt mắt nhìn theo hướng xiên sang trái.
c) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
Câu 9. (Trang 10 SGK lí 6)
Quan sát kĩ hình 2.3 (SGK) và ghi kết quả đo tương ứng.
a) l = (1)..............
b) l = (2).............
c) l = (3)...............
Câu 10. (Trang 11 SGK lí 6)
Kinh nghiệm cho thấy độ dài của sải tay một người thường gần bằng chiều cao người đó; độ dài vòng nắm tay thường gần bằng chiều dài của bàn chân người đó (Hình 2.4 SGK)
Hãy kiểm tra lại xem có đúng không.
Xem thêm bài viết khác
- Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
- Có 3 bình đựng nước a, b, c ; cho thêm nước đá vào bình a để có nước lạnh và cho thêm nước nóng vào bình c để có nước ấm.- trang
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 9) Vật lý 6
- Chọn cụm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau: "biến dạng ; biến đổi chuyển động của"
- Đáp án câu 1 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 5) Vật lý 6
- Giải bài 18 vật lí 6: Sự nở vì nhiệt của chất rắn sgk trang 58
- Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao? trang 66 sgk vật lí 6
- Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.
- Nếu khối lượng của ống bêtông là 200kg và lực kéo của mỗi người trong hình 13.2 là 400N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không ? Vì sao ?
- Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu: Trọng lực có phương (1)................và có chiều (2).........
- Giải bài 3 vật lí 6: Đo thể tích chất lỏng
- Giải vật lí 6: Bài tập 6 trang 91 sgk