Giải câu 2 trang 34 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Câu 2: Trang 34 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
Trò chơi: Ô chữ
Trả lời các câu hỏi hoàn thành ô chữ theo hàng ngang dưới đây để tìm ra từ khóa bằng cách nối các chữ cái trong các ô bôi đậm và trả lời câu hỏi cho từ khóa ở cuối.
Luật chơi và tính điểm: Trò chơi chỉ diễn ra tối đa trong 7 phút. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Tìm được từ khóa 10 điểm. Trả lời câu hỏi cho từ khóa được 20 điểm. Tổng điểm tối đa 100 điểm.
Hình ô chữ: sgk trang 34.
Hàng ngang số 1: Etilen và axetilen đều chứa liên kết kém bền nên bị đứt ra trong các phản ứng hóa học (2 chữ cái)
Hàng ngang số 2: Etilen có phản ứng này khi đun nóng với chất xúc tác, nhiệt độ và áp suất phù hợp sinh ra sản phẩm có khối lượng phân tử lớn, dùng làm chất dẻo (8 chữ cái)
Hàng ngang số 3: Cả metan, etilen, axetilen và benzen đều có phản ứng này (4 chữ cái)
Hàng ngang số 4: Metan và benzen đều có phản ứng loại này nhưng điều kiện phản ứng khác nhau (3 chữ cái)
Hàng ngang số 5: Benzen cũng có liên kết kém bền như etilen và axetilen nhưng benzen không làm mất màu dung dịch brom, chứ tỏ benzen tham gia phản ứng cộng hơn etilen và axetilen.
Hàng ngang số 6: Etilen và axetilen đều có phản ứng này khi tác dụng với dung dịch brom (4 chữ cái)
Hàng ngang số 7: Metan, etilen, axetilen và benzen đều trong nước (8 chữ cái).
Từ khóa là:
Câu hỏi cho từ khóa hàng dọc: Từ khóa diễn tả khả năng phản ứng của chất nào trong số các chất metan, etilen, axetilen, benzen? Tại sao lại có tính chất đó?
Bài làm:
Hàng ngang số 1: Dễ
Hàng ngang số 2: Trùng hợp
Hàng ngang số 3: Cháy
Hàng ngang số 4: Thế
Hàng ngang số 5: Khó
Hàng ngang số 6: Cộng
Hàng ngang số 7: Không tan
Từ khóa: Dễ thế khó cộng
Trả lời câu hỏi cho từ khóa: Từ khoá diễn tả khả năng phản ứng của benzen. Nguyên nhân gây ra tính chất đó là vì mặc dù trong cấu tạo của benzen có 3 liên kết đôi nhưng 3 liên kết đôi này xen đều nhau tạo thành 1 vòng khép kín nên chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành vòng bền nên không dễ có phản ứng cộng như etilen và axetilen và do vòng bền nên dễ có phản ứng thế hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 6 trang 80 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 3 kim loại riêng biệt sau: bạc, nhôm, sắt. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra nếu có.
- 2. Tiến hóa của thực vật và động vật
- Em biết gì về thực vật biến đổi gen? Nêu nhận xét của em về các đặc điểm thực vật biến đổi gen. Bằng cách nào để tạo ra thực vật biến đổi gen?
- Bảng tuần hoàn được xây dựng trên nguyên tắc nào?
- Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 19, 22, 17.
- Phát biểu nào dưới đây về tia khúc xạ ánh sáng là đúng?
- Ngâm một lá kẽm trong 40 gam dung dịch CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa. Tính khối lượng kẽm đã phản ứng với dd CuSO4 và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
- Tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả thí nghiệm vào bảng
- 1. Một số thuật ngữ
- Giải phần E trang 13 khoa học tự nhiên 9 tập 2
- Phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc NST, cho ví dụ minh họa.