-
Tất cả
-
Tài liệu hay
-
Toán Học
-
Soạn Văn
-
Soạn đầy đủ
- Tiếng Việt 2 tập 2 KNTT
- Tiếng Việt 2 CTST
- Tiếng Việt 2 sách Cánh Diều
- Tiếng Việt 3 tập 2
- Tiếng Việt 3 tập 1
- Tiếng Việt 4 tập 2
- Tiếng Việt 4 tập 1
- Tiếng Việt 5 tập 2
- Tiếng Việt 5 tập 1
- Soạn văn 6
- Soạn văn 7
- Soạn văn 8 tập 1
- Soạn văn 8 tập 2
- Soạn văn 9 tâp 1
- Soạn văn 9 tập 2
- Soạn văn 10 tập 1
- Soạn văn 10 tập 2
- Soạn văn 11
- Soạn văn 12
-
Soạn ngắn gọn
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 12 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 11 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 10 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 9 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 8 ngắn gọn tập 2
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 1
- Soạn văn 7 ngắn gọn tập 2
- Ngữ văn VNEN
- Đề thi THPT QG môn Ngữ Văn
-
Soạn đầy đủ
-
Tiếng Anh
-
Vật Lý
-
Hóa Học
-
Sinh Học
-
Lịch Sử
-
Địa Lý
-
GDCD
-
Khoa Học Tự Nhiên
-
Khoa Học Xã Hội
-
Giải VNEN toán 8 bài 10: Hình thoi – Hình vuông
Giải bài 10: Hình thoi – Hình vuông - Sách VNEN toán 8 tập 1 trang 102. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. b) Đọc kĩ nội dung sau
- Hình thoi là một tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.
Chú ý: Hình thoi cũng là một hình bình hành. Nhưng hình hành chưa chắc là hình thoi.
d) Trong một hình thoi:
- Hai đường chéo vuông góc với nhau;
- Mỗi đường chéo là phân giác của góc mà đường chéo ấy đi qua đỉnh của góc đó.
Chú ý: Ta có dấu hiệu nhận biết một hình thoi như sau:
- Tứ giác có bốn cạnh bằng nhau là hình thoi;
- Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi;
- Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi;
- Hình bình hành có một đường chéo là phân giác của góc mà nó đi qua đỉnh là hình thoi.
e) Luyện tập
Quan sát hình 81. Dựa vào dữ kiện đã cho (về cạnh và góc) thì hình nào trong số các hình sau là hình thoi? Vì sao?
Trả lời:
i) Tứ giác HIKG là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau.
ii) Tứ giác MNOL là hình thoi vì nó là hình bình hành có một đường chéo là phân giác của góc mà nó đi qua đỉnh.
iii) Tứ giác UVXY không phải là hình thoi.
iv) Tứ giác PQRS là hình thoi vì có bốn cạnh bằng nhau (có thể chứng minh qua các tam giác bằng nhau).
2. b) Đọc kĩ nội dung sau
- Hình vuông là tứ giác có bốn góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Chú ý: Hình vuông vừa là hình thoi, vừa là hình chữ nhật.
c) Trong một hình vuông:
- Hai đường chéo bằng nhau và chúng vuông góc với nhau, đồng thời cắt nhau tai trung điểm của mỗi đường. Mỗi đường chéo còn là phân giác của góc mà nó đi qua đỉnh.
Chú ý: Ta có dấu hiệu nhận biết một hình vuông như sau:
- Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông;
- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông;
- Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của góc mà nó đi qua đỉnh là hình vuông;
- Hình thoi có một góc vuông là hình vuông;
- Hình thoi có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
d) Luyện tập
Quan sát hình 84. Dựa vào các dữ kiện đã cho (về cạnh và góc) thì hình nào trong số các hình sau là hình vuông? Vì sao?
Trả lời:
i) Tứ giác ABCD là hình vuông vì nó là hình thoi có một góc vuông.
ii) Không đủ dữ kiện để kết luận tứ giác EFGH là hình thoi.
iii) Tứ giác MNPQ là hình thoi vì nó là hình chữ nhật (hai đường chéo bằng nhau) có hai đường chéo vuông góc với nhau.
iv) Tứ giác URST là hình thoi vì nó là hình chữ nhật (hai đường chéo bằng nhau) có hai cạnh kề bằng nhau.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 106 toán VNEN 8 tập 1
a) Dùng thước và compa để vẽ một hình thoi.
b) Dùng thước và compa để vẽ một hình vuông.
Câu 2: Trang 106 toán VNEN 8 tập 1
Giải các bài toán sau:
a) Cho hình chữ nhật DEGH. Gọi M, N, P, Q tương ứng là trung điểm của các cạnh DE, EG, GH, HD. Chứng minh rằng MNPQ là hình thoi.
b) Cho hình thoi PQRS. Gọi A, B, C, D tương ứng là các trung điểm của các cạnh PQ, QR, RS, SP. Chứng minh rằng ABCD là hình chữ nhật.
c) Cho hình vuông ABCD. Gọi U, V, T, Z tương ứng là các trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng UVTZ là hình vuông.
Câu 3: Trang 106 toán VNEN 8 tập 1
Mỗi câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
b) Tứ giác có hai góc đối bằng 90 là hình thoi.
c) Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Câu 4: Trang 106 toán VNEN 8 tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A. AD là phân giác của góc A, D thuộc BC. Gọi E, F tương ứng là hình chiếu vuông góc của D trên AB, AC. Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao?
Câu 5: Trang 106 toán VNEN 8 tập 1
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 2AD. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AB, CD. Gọi M là giao điểm của AF và DE, N là giao điểm của BF và CE.
a) Tứ giác ADFE là hình gì? Vì sao?
b) Tứ giác EMFN là hình gì? Vì sao?
-
Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên 11 bài Thuyết minh giải thích hiện tượng tự nhiên lớp 8
-
Kể lại một chuyến đi mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất đối với mình Kể về một chuyến du lịch đáng nhớ của em
-
Soạn Văn Hội thoại trang 92 sgk Soan Văn lớp 8
-
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Lịch sử lớp 8