Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2).
I. Chuyển hóa năng lượng
1. Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2). Vẽ sơ đồ chỉ ra sự chuyển hóa năng lượng (còn được gọi là sơ đồ dòng năng lượng) của đèn pin.
2. Hình 3.3 mô tả một máy sấy tóc đang hoạt động. Mũi tên trên sơ đồ dòng năng lượng cho thấy sự chuyển hóa điện năng thành ba dạng năng lượng khác.
a) Tên ba dạng năng lượng đó là gì?
b) Nêu thêm một thiết bị điện biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
3. Hóa năng có thể chuỷen hóa thành các dạng năng lượng nào?
4. Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (6).
a) Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn, được chuyển hóa thành ___(1)___ giúp ta đạp xe.
b) Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa thành ___(2)___ và ___(3)___
c) Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu, ) khi đốt cháy được chuyển hóa thành ___(4)___, ___(5)___ và ___(6)___ của máy bay, tàu hỏa.
Bài làm:
1. Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng: điện năng; quang năng
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:
hóa năng --> điện năng --> quang năng
2. a) Tên ba dạng năng lượng là: cơ năng; nhiệt năng; năng lượng âm.
b) Các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác: quạt; ti vi; điện thoại; ...
3. Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, động năng.
4. Ta điền như sau:
(1) - động năng
(2) - nhiệt năng
(3) - năng lượng ánh sáng
(4) - động năng
(5) - điện năng
(6) - thế năng
Xem thêm bài viết khác
- Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng (hình 3.2).
- Giải vật lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống
- Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được
- Quan sát hình 3.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 32: Nấm
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 55: Ngân hà
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 3: Sử dụng kính lúp
- Tìm các từ trong ngoặc (Mặt Trăng, Mộc tinh, Ngân hà, Trái Đất, Mặt Trời) thích hợp cho các chỗ trống cho mỗi câu hỏi bên dưới (ghi câu trả lời của em vào vở)
- [Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 41: Biểu diễn lực
- Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết
- Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình?
- Khi nào thì tế bào phân chia?