Khoa học tự nhiên 9 Bài 20: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 20: ARN, mối quan hệ giữa gen và ARN - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 103". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
- Gen là gì?
- Làm thế nào để thông tin di truyền trong các gen được biểu hiện thành các tính trạng này?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. ARN (Axit Ribonucleic)
1. Cấu tạo hóa học của ARN
- Quan sát hình 20.1 và cho biết các thành phần cấu tạo của mỗi Nu trong ARN. Các Nu trong ARN liên kết với nhau như thế nào?
- So sánh thành phần hóa học của ADN và ARN.
2. Các loại ARN, cấu trúc không gian và chức năng của ARN
- Quan sát hình 20.2 và cho biết, có những loại ARN nào tham gia các quá trình được mô tả trong hình?
- Quan sát hình 20.3 và cho biết, các loại ARN có cấu trúc như thế nào? Nêu đặc điểm của các đoạn mạch kép trong phân tử ARN.
II. Tổng hợp ARN
- Sự truyền thông tin từ gen đến protein được thực hiên thông qua yếu tố nào? Hãy quan sát hình 20.4 để trả lời câu hỏi.
Quan sát hình 20.4 và cho biết:
- Các yếu tố nào tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?
- Trên một đoạn ADN (gen), ARN được tổng hợp dựa trên mấy mạch của gen?
- Trên đoạn gen đang tổng hợp ARN, hai mạch của phân tử ADN ở trạng thái duỗi hay đóng xoắn?
- Các Nu từ môi trường liên kết với hau và liên kết với các Nu trên sợi ADN khuôn theo nguyên tắc nào?
- ở vùng tổng hợp xong, ADN ở trạng thái duỗi hay đóng xoắn? ARN tác khỏi ADN hay vẫn liên kết?
- Kết quả của quá trình tổng hợp ARN là gì?
III. Mối quan hệ gen và ARN
Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa trình tự Nu trên ARN với trình tự Nu trên sợi khuôn ADN và với sợi không làm khuôn.
C. Hoạt động luyện tập
1. Hãy so sánh cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ARN với ADN.
2. Đặc điểm chung giữa ADN và ARN là
A. cấu trúc xoắn kép.
B. chuỗi liên kết giữa đường 5C và gốc photphat.
C. đường ribozo.
D. bazo nito loại timin.
3. Hãy điền các từ phù hợp vào chữ trong hình mô tả quá trình tổng hợp ARN dưới đây:
4. Một mARN có trình tự nucleotit như sau:
AUG XUU GAX XGU GXG AXG UAU GXU AGA
Hãy viết trình tự của đoạn gen tổng hợp nên mARN đó và chỉ rõ mạch nào của gen là mạch làm khuôn.
5. Trong quá trình tổng hợp ARN, các nucleotit của môi trường nội bào đến liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc:
A. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
B. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại.
C. U liên kết với A và T với A; U liên kết với X và ngược lại.
D. A liên kết với T; U với A; G liên kết với X và ngược lại.
6. Phát biểu nào dưới đây về sự bắt cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung là không đúng?
A. A có thể bắt cặp với T hoặc U.
B. T có thể bắt cặp với A hoặc U.
C. G chỉ bắt cặp với X.
D. U chỉ bắt cặp với A.
D. Hoạt động vận dụng
1. Một gen có chiều dài 4080 Anxtrong. Hiệu số giữa nucleotit loại G với loại Nu khác không bổ sung với nó trong gen bằng 380. Trên mạch khuôn của gen có Nu loại T = 120, mạch không làm khuôn có X = 320. Xác định số Nu mỗi loại của gen và của mARN được tổng hợp từ gen trên.
2. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình tổng hợp mARN liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN là:
A. 32.
B. 5.
C. 10.
D. 25.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hãy so sánh số lượng gen trong hệ gen với số lượng NST trong bộ NST của loài và số lượng phân tử ADN trong hệ gen.
Xem thêm bài viết khác
- Cho biết cách mắc vôn kế, ampe kế để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch điện.
- Nêu ứng dụng của gang và thép
- Trình bày cách nhận biết ánh sáng đơn sắc, ánh sáng không đơn sắc?
- 1. Phần lớn tính trạng được di truyền như thế nào?
- Ở hình 9.5 điện trở đèn 1 gấp đôi điện trở đèn 2. Cường độ dòng điện chạy qua từng bóng đèn có bằng nhau không? Vì sao? Khi tháo một bóng đèn khỏi mạch, cường độ dòng điện chạy qua đèn còn lại thay đổi như thế nào
- Khoa học tự nhiên 9 bài 58: Chuyển hóa năng lượng. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Giải câu 7 trang 87 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của một máy ảnh kĩ thuật số và so sánh với máy ảnh đã học
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 1 KHTN 9 bài 1 - Tính chất của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại
- 2. Các phương pháp tạo ưu thế lai
- Chứng minh đối với đoạn mạch nối tiếp hai điện trở R1 và R2, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó. Đối với đoạn mạch song song gồm hai điện trở R1 và R2, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó.
- Khoa học tự nhiên 9 bài 57: Tổng kết phần quang học