Soạn văn 9 VNEN bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
Soạn văn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 1 trang 19. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Trẻ em có những quyền gì? Bản thân em và các bạn đã và đang được hưởng những quyền đó như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
a) Các mục 1 và 2 của Tuyên bố nêu lên vấn đề gì?
b) Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
c) Cuộc sống cực khổ của nhiều trẻ em trên thế giới được tái hiện như thế nào? Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
d) Phần Cơ hội cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có những điều kiện thuận lợi gì? Theo em điều kiện nào là thuận lợi nhất trong bối cảnh hiện nay?
e) Bản Tuyên bố đã nêu lên mấy nhiệm vụ của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em? Chỉ ra tính toàn diện của các nhiệm vụ này.
3. Tìm hiểu về các phương châm hội thoại ( tiếp theo)
a) Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi
CHÀO HỎI
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm, anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc, lật đật trèo xuống, hỏi:
- Có việc gì thế?
- Có việc gì đâu! Bác làm việc vất vả lắm phải không?
( Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
(1) Nhân vật chàng rể đã tuân thủ đúng phương châm lịch sự. Dẫn chứng nào trong câu chuyện cho em biết điều đó?
(2) Việc tuân thủ phương châm lịch sự trong tình huống này có nên hay không? Vì sao?
(3) Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra bài học gì về việc vận dụng các phương châm hội thoại?
b) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
(1) Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi
* Ví dụ 1
Bà cô ở quê nói chuyện với người cháu ở thành phố về chơi:
- Nhà mày có ăn rau muống không thì về cô cắt cho. Rau cô trồng ở bờ sông, chẳng bón phân, phun thuốc gì đâu!
- Ồ, cả nhà cháu đều thích ăn rau muống. Lát cô về cắt cho cháu xin nhé!
- Ừ, cô sẽ cắt hết một lượt. Chắc cũng được nhiều đấy!
- Cô cho cháu vừa vừa thôi. Cô còn để mà ăn chứ!
- Mày mà không lấy thì cô cũng chỉ để cho lợn chứ nhà cô có ăn hết được đâu!
…
- Lời nói của người cô cho thấy phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Chỉ ra dấu hiệu nhận biết sự không tuân thủ phương châm hội thoại đó.
- Theo em, việc không tuân thủ phương châm hội thoại đó có thể là do nguyên nhân nào?
* Ví dụ 2
Mai và Khanh đang chuẩn bị cho chương trình đố vui trong ngày hội đọc sách của trường. Mai nói với bạn:
- Khanh ơi, chúng mình sẽ nêu câu hỏi về thời gian xuất bản của bộ truyện Harry Potter nhé.
- Ừ, hỏi như vậy được đấy! Đúng yêu cầu của cô giáo là vấn đề phải mới nhưng không được xa lạ với các bạn.
- Bộ truyện này xuất bản lần đầu vào năm nào nhỉ?
- Khoảng cuối thế kỉ XX.
- Câu trả lời của Khanh có đáp ứng điều Mai muốn biết hay không? Vì sao?
- Có phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
(2) Khi bác sĩ nói bệnh nhân mắc bệnh nan y về tình trạng sức khỏe của người đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Mục đích của bác sĩ khi làm như vậy là gì? Theo em điều đó có cần thiết không?
(3) Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có tuân thủ phương châm về lượng không? Cần hiểu ý câu nói này như thế nào?
(4) Từ kết quả của các bài tập trên, em hãy cho biết : Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân nào?
4. Tìm hiểu về xưng hô trong hội thoại
a) Chỉ ra cách dùng của một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể
b) Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu
(1) Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về, không chút bận tâm.
(2) Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hói hận lắm. Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
- Xác định những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.
- Chỉ ra sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong hai đoạn trích. Giải thích lí do của sự thay đổi đó.
c) Chọn một mục ở cột A ghép với một mục ở cột B (ghi vào vở) để có được những lưu ý đúng về xưng hô trong hội thoại.
A | B |
1. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt | a. xưng hô cho phù hợp |
b. rất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm | |
2. Cần căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để | c. thực hiện |
d. rất đơn giản, dễ sử dụng |
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em.
a) Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung chính của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
b) Trong số 8 nhiệm vụ mà bản Tuyên bố nêu ra, theo em nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao?
2. Luyện tập về các phương châm hội thoại và xưng hô trong hội thoại
a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng:
- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết: Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi!
(Chân, tay, Tai, Mắt, Miệng)
Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?
b) Minh nhận được tin nhắn mời dự đám cưới của bạn là một cô gái người Anh đang học Tiếng Việt: Thứ bảy tuần sau, chúng ta làm lễ thành hôn, mời anh tới dự.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ ngữ xưng hô như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
c) Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau
Chuyện kể rằng có một danh tướng trên đường kinh lí, một hôm đi ngang qua trường học cũ của mình, ông ghé vào thì gặp lại người thầy từng dạy ông ở lớp một. Ông kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là…
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
d) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Xác định vị thế xã hội, thái độ, tính cách của hai nhân vật (chị Dậu và cai lệ) trong đoạn trích. Nhận xét về sự thay đổi trong cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do.
3. Luyện tập viết bài văn thuyết minh
a) Tham khảo các đề văn
- Một loài cây ở sân trường em
- Một loài vật nuôi ở quê em
- Một di tích hoặc thắng cảnh ở quê em.
D. Hoạt động vận dụng
1. Trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.
2. Ghi lại một đoạn hội thoại (hoặc tình huống) thể hiện sự không tuân thủ phương châm hội thoại do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Xung quanh chúng ta, còn khá nhiều trẻ em đang phải đối mặt với cuộc sống rất khó khăn cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Ghi chép tóm tắt một số thông tin em đã đọc hoặc đã biết về vấn đề này.
2. Đọc và tóm tắt những ý chính trong đoạn trích
Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt là những từ và ngữ (định danh) được dùng để tự xưng mình với người khác và gọi người khác trong các mối quan hệ giao tiếp, qua đó thể hiện tính chất và tình cảm trong mối quan hệ xã hội với nhau. Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt bao gồm:
- Xưng hô bằng từ chuyên dụng: đại từ nhân xưng (tôi, tao, mày, ta, nó, y, vị/quý vị) những danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô (cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ, chú, cô, dì, cậu, mợ,…)
- Xưng hô bằng chức danh; thủ tướng, chủ tịch, giám đốc, thầy giáo, cô giáo,…
- Xưng hô bằng tên riêng.
- Xưng hô bằng chức danh kết hợp với tên/ họ tên: chủ tịch Hùng, giám đốc Mạnh, cô giáo Hà,…
Các nhân tố chi phối đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hô trong giao tiếp:
- Nhân vật giao tiếp: trong giao tiếp, các nhân vật luôn đảm nhận vai giao tiếp khác nhau gồm vai phát (vai xưng) và vai nhận (vai hô). Văn giao tiếp của người việt là “xưng khiêm, hô tôn”.
Giữa các nhân vật giao tiếp có mối quan hệ liên cá nhân. Đó là mối quan hệ xét trong tương quan xã hội, sự hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân được xác định theo hai trục:quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ. Khi vị thế của các nhân vật giao tiếp khác nhau, điều đó sẽ chi phối trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô. Thông thường, trước người có vị thế cao hơn mình, người nói thường dùng từ ngữ xưng hô có sắc thái lịch sự, trịnh trọng; với người có vị thế ngang bằng thì sử dụng các từ ngữ xưng hô với các đặc sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã.
(Theo Võ Minh Phát)
Xem thêm bài viết khác
- Qua lời hát ru, hình ảnh người mẹ Tà – ôi hiện lên như thế nào
- Soạn văn 9 VNEN bài 15: Chiếc lược ngà
- Văn bản thuyết minh: các yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh.
- Chỉ ra nội dung chính và nhận xét về kết cấu của đoạn thơ theo gợi ý sau
- Trong đoạn hội thoại sau, người nói đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Dụng ý của tác giả là gì khi để nhân vật của mình vi phạm phương châm hội thoại.
- Hóa thân vào nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, kể lại khoảnh khắc giật mình khi “thình lình đèn điện tắt” bằng một đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
- Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
- Trong hai từ “nước non” và “lận đận”, từ nào là từ láy?
- Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích sau và nhận xét về tác dụng của chúng.
- Những phần được in đậm là trích dẫn lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bởi dấu gì?
- Ngoài hai mục trên, văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?