Giải bài 25 hóa học 10: Flo Brom Iot
Các nguyên tố flo, brom, iot có những tính chất nào giống và khác nhau với clo ? Chúng có ứng dụng gì và điều chế chúng như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 25: Flo - Brom - Iot . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I – FLO
1. Tính chất vật lý
- Flo là chất khí, có màu lục nhạt, rất độc khi ở điều kiện thường
- Trong tự nhiên thường tồn tại dạng hợp chất như chất khoáng dạng muối CaF2 hay trong lá…
2. Tính chất hóa học
F2 Cl2 Br2 I2
Tính oxi hóa giảm dần
Flo có độ âm điện lớn nhất => tính oxi hoá mạnh nhất, không có tính khử
Tác dụng với kim loại:
- Flo oxi hóa được tất cả các kim loại thu được muối florua
2M + nF2 → 2MFn
Tác dụng với Hidro:
- oxi hóa với tất cả phi kim ngoại trừ O2, N2
F2 + H2 → 2HF
Hidro florua
- HF là một axit yếu có khả năng ăn mòn thủy tinh
4HF + SiO2 → SiF4 + 2H2O
Axit flohidric Silic tetraflorua
Tác dụng với nước:
- Flo oxi hóa nước ngay ở nhiệt độ thường
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
3 . Ứng dụng
- Sử dụng trong sản xuất chất dẻo.
- Flo ứng dụng trong công nghiệp hạt nhân.
- Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
4. Điều chế và sản xuất
2HF → (đk: đpnc) F2 + H2
II. BROM
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
- Trong tự nhiên brom tồn tại ở dạng hợp chất với hàm lượng ít hơn flo, clo.
2. Tính chất hoá học
Brom có tính oxi hoá kém flo và clo nhưng vẫn là chất oxi hoá mạnh.
Tác dụng với kim loại:
3Br2 + 2Al → 2AlBr3
Tác dụng với hidro : ở nhiệt độ cao
Br2 + H2 → 2HBr(k) hiđrobromua
- Tan trong nước tạo dung dịch axit bromhiđric => axit mạnh hơn, dễ bị oxi hoá hơn axit HCl
Tác dụng rất chậm với nước (khó hơn clo):
Br2 + H2O ⥩ HBr + HBrO
Axit hipobromơ
3. Ứng dụng
- Sản xuất dẫn xuất hidrocacbon trong công nghiệp dược phẩm.
- Hợp chất cửa brom dùng nhiều trong công nghiệp dầu mỏ, hóa chất cho nông nghiệp, phẩm nhuộm và những hóa chất trung gian.
4. Sản xuất brom trong công nghiệp
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
III. IOT
1. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Chất rắn, tinh thể màu đen tím, thăng hoa khi đun nóng.
- Tồn tại dưới dạng hợp chất: muối iotua
2. Tính chất hoá học
Bán kính nguyên tử và độ âm điện iot nhỏ hơn flo, clo, brôm nên iot có tính oxi hoá yếu hơn flo, clo, brom
Tác dụng với kim loại: đk: xt, đun nóng.
3I2 + 2Al →(xt: H2O) 2AlI3
Tác dụng với hidro:
I2 + H2 ⥩(tO: 350 – 500oC ; xt:Pt) 2HI(k)
Hầu như không tác dụng với nước
Có tính oxi hoá kém hơn clo, brom nên:
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI → 2 NaBr + I2
Tính chất đặc trưng:tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh (khi đun nóng mất màu, để nguội lại hiện ra) => nhận biết.
3. Ứng dụng
- Dùng trong dược phẩm.
- Chất tẩy rửa.
- Phòng bệnh bướu cổ.
4. Sản xuất iot trong công nghiệp:
- Từ rong biển
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 113 sgk hóa 10
Dung dịch nào sau đây không thể chứa trong bình thủy ngân?
A. HCl
B. H2SO4
C. HNO3
D. HF
Câu 2 : Trang 113 sgk hóa 10
Đổ dung dịch chứa 1g HBr vào dung dịch chứa 1g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?
A. Màu đỏ
B. Màu xanh
C. Không đổi màu
D. Không xác định được
Câu 3 : Trang 113 sgk hóa 10
So sánh tính chất oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2. Dẫn ra những phương trình hóa học của phản ứng nếu có.
Câu 4 : Trang 113 sgk hóa 10
Phản ứng của các đơn chất halogen với nước xảy ra như thế nào? Viết phương trình phản ứng nếu có?
Câu 5 : Trang 113 sgk hóa 10
Muối NaCl có lẫn tạp chất NaI.
a) Làm thế nào để chứng minh rằng trong muối NaCl nói trên có lẫn NaI?
b) Làm thế nào để có NaCl tinh khiết.
Câu 6 : Trang 113 sgk hóa 10
Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước clo vào dung dịch kali iotua có chứa sẵn một ít hồ tinh bột? Dẫn ra phương trình hóa học của phản ứng mà em biết.
Câu 7 : Trang 114 sgk hóa 10
Ở điều kiện tiêu chuẩn, 1 lít nước hòa tan 350 lít khí HBr. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit bromhidric thu được.
Câu 8 : Trang 114 sgk hóa 10
Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa , kết tủa sau khi phân hủy hoàn toàn cho 1,08 g bạc. Xác định tê muối A.
Câu 9 : Trang 114 sgk hóa 10
Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dung dịch axit flohidric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
Câu 10 : Trang 114 sgk hóa 10
Làm thế nào để phân biệt dung dịch NaF và dung dịch NaCl ?
Câu 11 : Trang 114 sgk hóa 10
Iot bị lẫn tạp chất NaI . Làm thế nào để loại bỏ tạp chất đó.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 4 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử
- Giải câu 2 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 4 bài 29: Oxi Ozon
- Giải bài 28 hóa học 10: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
- Giải câu 3 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải bài 39 hóa học 10: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Giải câu 6 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Giải câu 10 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 6 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học6
- Giải thí nghiệm 4 bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳn
- Giải câu 9 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit