Giải bài 51 sinh 6: Nấm
Đồ đạc hoặc quần áo để lâu nơi ẩm thấp sẽ xuất hiện những chấm đen, đó là do một số nấm mốc gây nên. Ngoài ra. Nấm còn gồm nhiều loại khác nhau, thường sống trên đất ẩm, rơm rạ hoặc thân cây gỗ mục. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 51.
A. Lý thuyết
I. Mốc trắng và nấm rơm
1. Mốc trắng
a. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng
- Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
- Mốc trắng dinh dưỡng bằng hình thức hoại sinh
- Mốc sinh sản sản vô tính bằng bào tử
b. Một vài loại nấm khác
- Mốc rượu: màu trắng, dùng để làm rượu
- Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi
- Mốc tương: màu vàng hoa cau, dùng để làm tương
2. Nấm rơm
- Cấu tạo nấm rơm gồm hai phần:
- Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng: Sợi nấm gồm nhiều tế bào phân biệt nhau bởi vách ngăn, mỗi tế bào đều có 2 nhân và không có chất diệp lục.
- Phần mũ nấm là cơ quan sinh sản: Dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 167 sgk Sinh học 6
Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo như thế nào? Chúng sinh sản bằng gì?
Câu 2: Trang 167 sgk Sinh học 6
Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn?
Câu 3: Trang 167 sgk Sinh học 6
Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Câu 4: Trang 167 sgk Sinh học 6
Tìm trên đồng ruộng sau khi gặt, hoặc trên bãi cỏ, ven cây gỗ mục, trong rừng ẩm ... các loại nấm mũ khác nhau.
Xem thêm bài viết khác
- Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn?
- Giải bài 38 sinh 6: Rêu Cây rêu
- Đáp án câu 3 phần 2 đề 7 kiểm tra học kì 2 sinh học 6
- Đáp án câu 2 phần 2 đề 11 kiểm tra học kì 2 sinh học 6
- Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
- Lỗ khí có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?
- Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.
- Giải bài 50 sinh 6: Vi khuẩn
- Giải bài 10 sinh 6: Cấu tạo miền hút của rễ
- Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
- Giải bài 31 sinh 6: Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
- Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?