Giải câu 2 bài 4: Phép thử và biến cố
Câu 2: Trang 63 - sgk đại số và giải tích 11
Gieo một con súc sắc hai lần.
a) Mô tả không gian mẫu.
b) Phát biểu các biến cố sau dười dạng mệnh đề:
A = {(6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (6, 6)};
B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)};
C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.
Bài làm:
a) Với phép thử " gieo con súc sắc hai lần" ta có không gian mẫu sau gồm 6.6 = 36 phần tử:
Ω = {(i, j) i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6},
Trong đó (i, j) là kết quả: " Lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm".
b) Dựa vào biểu diễn của các biến cố đề bài, ta phát biểu dưới dạng mệnh đề như sau:
A = "Lần gieo đầu được mặt 6 chấm";
B = "Tổng số chấm trong hai lần gieo là 8";
C = "Kết quả ở hai lần gieo là như nhau".
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài ôn tập chương 4: Giới hạn
- Giải câu 5 bài 3: Hàm số liên tục
- Giải câu 3 bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
- Giải câu 2 bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Giải câu 4 bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
- Giải câu 2 bài 1: Phương pháp quy nạp toán học
- Toán 11: Đề kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
- Giải câu 1 bài 3: Đạo hàm của hàm số lượng giác
- Giải câu 2 bài 4: Phép thử và biến cố
- Giải câu 9 bài Ôn tập cuối năm
- Giải câu 6 bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
- Giải câu 7 bài Ôn tập chương 5: Đạo hàm