Giải bài 30 hóa học 10: Lưu huỳnh
Tính chất hóa học của lưu huỳnh có gì đặc biệt, Lưu huỳnh có những ứng dụng quan trọng nào ? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 30: Lưu huỳnh . Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
I. Vị trí, cấu hình electron nguyên tử
- S(Z = 16): 1s22s22p63s23p4
- S ở ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.
- Lớp ngoài cùng có 6e.
II. Tính chất vật lí
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh
- S có 2 dạng thù hình: lưu huỳnh tà phương (Sα) và lưu huỳnh đơn tà (Sβ)
- Khác: cấu tạo tinh thể và một số tính chất vật lí
- Giống: tính chất hóa học
- Tùy thuộc vào nhiệt độ mà 2 dạng thù hình có thể biến đổi qua lại.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh
- Phân tử S có 8 nguyên tử liên kết S cộng hóa trị với nhau tạo mạch vòng.
- Sự biến đổi trạng thái:
<1130C 1190C 1870C >4450C
S8, rắn S8, lỏng, S8, quánh nhớt Sn, hơi
Vàng vàng nâu đỏ da cam
III. Tính chất hóa học
Nhận xét:
- Lưu huỳnh có các số oxi hóa -2, 0, +4, +6 → S0 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Ở nhiệt độ thấp, S tương đối bền nên các phản ứng của S thường xảy ra nhiệt độ cao.
1. Tính oxi hóa
- Tác dụng với kim loại
- S tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao.
- Ví dụ:
Fe + S →(to) FeS (sắt (II) sunfua)
Hg + S →( to) HgS (thủy ngân (II) sunfua).
- Tác dụng với Hidro:
S + H2 → H2S ( hidro sunfua )
- Chú ý: Trong các phản ứng với kim loại và hidro, lưu huỳnh cũng giống như oxi đều có số oxi hóa -2.
2. Tính khử
- Ở t0 cao, S phản ứng được với một số phi kim như O2, F2…
S + O2 →( to) SO2
S + 3F2 →( to) SF6
- Chú ý: Trong các phản ứng với chất oxi hóa mạnh ( O2, F2...), lưu huỳnh có số oxi hóa +4 hoặc +6 tùy thuộc vào chất oxi hóa.
IV. Ứng dụng của lưu huỳnh
- 90% được dùng để sản xuất H2SO4
- 10% dùng để chế tạo diêm, lưu hóa cao su, phẩm nhuộm, chất tẩy bột giấy,…
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất Lưu huỳnh
- Dạng hợp chất: các muối sunfua, sunfat…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 : Trang 132 sgk hóa 10
Lưu huỳnh tác dụng với axit sulfuric đặc nóng :
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số lưu huỳnh bị oxi hóa là
A. 1 : 2.
B. 1 : 3.
C. 3 : 1.
D. 2 : 1.
Câu 2 : Trang 132 sgk hóa 10
Đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2, O3, S.
B. S, Cl2, Br2.
C. Na, F2, S.
D. Br2, O2, Ca.
Câu 3 : Trang 132 sgk hóa 10
Có thể dự đoán sự thay đổi như thế nào về khối lượng riêng, về nhiệt độ nóng chảy khi giữ lưu huỳnh đơn tà () dài ngày ở nhiệt độ phòng ?
Câu 4 : Trang 132 sgk hóa 10
Đun nóng một hỗn hợp gồm có 0,65g bột kẽm và 0,224 g bột lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Sau phản ứng, người ta thu được chất nào trongống nghiệm ? Khối lượng là bao nhiêu ?
Câu 5: Trang 132 sgk hóa 10
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo :
- Lượng chất.
- Khối lượng chất.
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 14 hóa học 10: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 4 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 6 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 3 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat
- Giải câu 8 bài 18: Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ
- Giải câu 4 bài 26: Luyện tập: Nhóm halogen
- Giải thí nghiệm 2 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
- Giải câu 7 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 4 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Câu 1: Trong phòng thí nghiệm , khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây
- Giải thí nghiệm 1 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
- Giải câu 6 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử