Giải bài 7: Hình bình hành sgk Toán 8 tập 1 Trang 90 93
Hình bình hành có tính chất và dấu hiệu nhận biết như thế nào ? Để biết chi tiết hơn, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài:Hình bình hành thuộc chương trình môn Toán 8. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập sgk
A. LÝ THUYẾT
1. Định nghĩa
Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
- ABCD là hình bình hành
Nhận xét:
- HÌnh bình hành là một hình thang có hai cạnh bên song song.
2. Tính chất
Định lí:
- Trong hình bình hành:
a) Các cạnh đối bằng nhau.
b) Các góc đối bằng nhau.
c) Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
3. Dấu hiệu nhận biết
1. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
4. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
5. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 43 : Trang 92 sgk toán 8 tập 1
Các tứ giác ABCD, EFGH, MNPQ trên giấy kẻ ô vuông ở hình 71 có là hình bình hành hay không?
Câu 44 : Trang 92 sgk toán 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng BE = DF
Câu 45 : Trang 92 sgk toán 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh rằng DE // BF.
b) Tứ giác DEBF là hình gì ? Vì sao ?
Câu 46 : Trang 92 sgk toán 8 tập 1
Các câu sau đúng hay sai ?
a) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành.
c) Tứ giác có hai cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
d) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình bình hành.
Câu 47 : Trang 93 sgk toán 8 tập 1
Cho hình 72. Trong đó ABCD là hình bình hành
a) Chứng minh rằng AHCK là hình bình hành
b) Gọi O là trung điểm của HK. Chứng minh rằng ba điểm A, O, C thẳng hàng.
Câu 48 : Trang 93 sgk toán 8 tập 1
Tứ giác ABCD có E, F , G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Câu 49 : Trang 93 sgk toán 8 tập 1
Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở M và N. Chứng minh rằng:
a) AI // CK
b) DM = MN = NB
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 32 bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 16
- Giải câu 75 bài: Ôn tập chương 1 sgk Toán Đại 8 tập 1 Trang 33
- Giải câu 39 bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 19
- Giải câu 32 bài: Luyện tập sgk Toán 8 tập 1 Trang 83
- Giải câu 5 bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức sgk Toán 8 tập 1 Trang 38
- Giải câu 17 bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 11
- Giải bài 3: Những hằng đẳng thức đáng nhớ sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 9 12
- Giải câu 52 bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp sgk Toán đại 8 tập 1 Trang 24
- Giải câu 19 bài: Luyện tập sgk Toán 8 tập 1 Trang 43
- Giải câu 3 bài 1: Phân thức đại số sgk Toán 8 tập 1 Trang 36
- Giải bài 8: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử sgk Toán đại 8 tập 1 trang 21 23
- Giải câu 48 bài 9: Biến đổi các biểu thức hữu tỉ. Giá trị của phân thức sgk Toán 8 tập 1 Trang 58