Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 16: Chu kì tế bào và nguyên phân - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 9, trang 83". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
- Em có biết tại sao cây non có kích thước nhỏ, khi trưởng thành, kích thước của cây tăng lên? Nhờ quá trình nào để từ một em bé lớn lên thành một người trưởng thành với chiều cao và cân nặng rất nhiều so với khi mới sinh ra?
- Từ một hợp tử phát triển thành cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ NST giống nhau và giống bộ NST trong hợp tử ban đầu?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Chu kì tế bào
- Hãy quan sát hình 16.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Chu kì tế bào là gì? Chu kì tế bào gồm những pha nào ?
+ So sánh số lượng NST trước và sau pha M. Ở pha S của kì trung gian, nhờ quá trình nào mà NSt đơn trở thành NST kép ?
- Hãy quan sát hình 16.2 và cho biết mức độ đóng xoắn của NST qua các giai đoạn của chu kì tế bào bằng cách điền vào chỗ chấm :
NST trả qua quá trình biến đổi về …………. Và ………… thông qua sự thay đổi mức độ ……….. của chất nhiễm sắc. Ở kì trung gian, NST ……….tối đa, sau đố mức độ ………….tăng dần từ ………..đến………. của nguyên phân. Từ ………….đến ……………, NST dần ……..
II. Nguyên nhân
1. Diễn biến cơ bản của nguyên nhân
- Trước khi bước vào nguyên phân, NST có dạng NST đơn hay NST kép? Vì sao?
- Hãy quan sát hình 16.3 và cho biết, nguyên nhân là gì? Nguyên nhân gồm những giai đoạn nào? Kết quả của nguyên phân là gì?
- Hãy quan sát hình 16.4 và mô tả diễn biến cơ bản của nguyên phân về mức độ xoắn và sự vận động của NST, màng nhân, thoi phân bào, ...
2. Ý nghĩa của nguyên phân
- Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 16.5, hãy cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với tế bào và cơ thể sinh vật?
- Điều gì xảy ra nếu các tế bào của cơ thể không thể phân chia?
- Nhờ có quá trình nào mà một cây khoai lang hoặc cây sắn có thể được tạo thành từ chỉ một đoạn thân của chúng?
C. Hoạt động luyện tập
1. Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là......, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các NST được gọi là .......
A. Kì sau, kì cuối.
B. Kì đầu, kì giữa.
C. Kì đầu, kì cuối.
D. Kì giữa, kì cuối.
2. Giai đoạn của nguyên phân khi các NST nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào được gọi là ..............., giai đoạn khi NST kép bắt đầu phân tách được gọi là ............
A. Kì giữa, kì sau.
B. Kì giữa, kì cuối.
C. Kì đầu, kì giữa.
D. Kì sau, Kì cuối.
3. Trong quá trình nguyên phân, NST được hình thành ở giai đoạn nào?
A. Kì trung gian.
B. Đầu kì đầu.
C. Giữa kì đầu.
D. Đầu kì giữa.
4. Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là:
A. Kì giữa, kì cuối, kì sau, kì đầu.
B. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
C. Kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối.
D. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối.
5. Một tế bào có 2n NST. Hãy xác định ở mỗi giai đoạn sau của nguyên phân: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối, trong tế bào có:
- Bao nhiêu cromatit cấu thành các NST?
- Nhân con có mặt không?
- Xuất hiện sợi thoi phân bào không?
- Có màng nhân không?
6. Một tế bào có 8 NST ở ki trung gian. Có bao nhiên NST và các NST này ở dạng nào trong tế bào này nếu tế bào đang ở:
- kì đầu của nguyên phân?
- kì sau của nguyên phân?
- Kết thúc giai đoạn phân chia tế bào chất của nguyên phân?
D. Hoạt động vận dụng
Một tế bào lưỡng bội có 2n NST nguyên phân liên tiếp k lần. Hãy lập công thức tính:
1. Số tế bào con được sinh ra
2. số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân đó.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Hãy kể ra những việc làm trong đó con người đã ứng dụng hiện tượng nguyên phân. Em có tư liệu gì liên quan đến việc đó?
2. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì sau của nguyên phân, một NST kép không tách ở tâm động và đi về một cực của tế bào?
3. Điều gì xảy ra nếu thoi phân bào không hình thành trong quá trình phân chia tế bào?
Xem thêm bài viết khác
- 1. Tìm hiểu về kĩ thuật điều chỉnh tỉ lệ đực : cái và ý nghĩa của từng trường hợp trong chăn nuôi.
- Dung dịch muối AlCl3 nị lẫn tạp chất CuCl2. Có thể dùng chất thử nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
- Giải câu 4 trang 94 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Mô tả sự biến đổi năng lượng trong máy phát điện, động cơ điện, đèn dây tóc, đèn ống, bếp điện may so
- Khoa học tự nhiên 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- Giải câu 1 trang 20 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Khoa học tự nhiên 9 tập 1 bài 6: Ôn tập hóa học vô cơ
- Một hôm trời nắng, bạn Nam đã dùng một thấu kính hứng các tia nắng lên tờ giấy đặt ở sân nhà, ít phút sau tờ giấy bốc cháy.
- Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu cm?
- Giải phần D trang 22 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự giảm dần tính kim loại: magie, kali, canxi, rubidi. Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự tăng dần tính phi kim: cacbon, silic, nito, oxi...
- Giải câu 6 trang 113 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2