Cách nhận xét biểu đồ Ôn tập Địa 7

  • 1 Đánh giá

Cách nhận xét biểu đồ môn Địa lý

KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn Cách nhận xét biểu đồ chi tiết trong bài viết dưới đây nhằm hỗ trợ quá trình học môn Địa lí 7 đạt kết quả cao.

Bước 1: Nhận xét tổng quát trước

Hãy quan sát bảng số liệu và đưa ra lời nhận xét, đa phần các yếu tố là: tăng, giảm, biến động, có xu hướng tăng hay có xu hướng giảm?

Đó là 5 cụm từ then chốt trong câu mở đầu của một bài nhận xét biểu đồ hoặc bảng số liệu. Nhưng cần tùy vào từng bảng số liệu cụ thể mà sử dụng cho hợp lí.

Qua các năm thì nó tăng hay giảm (nhanh hoặc chậm, liên tục hoặc không liên tục, đều hoặc không đều), thay đổi và giữa các đối tượng thì có sự khác nhau , khác biệt, chênh lệch…

Bước 2: Nhận xét riêng

Cần dựa vào các kiến thức đã học và các kiến thức thực tế.

Căn cứ vào các nguồn lực tự nhiên và xã hội để lí giải vì sao cái này tăng, cái kia giảm. Đồng thời cũng cần phải theo dõi vấn đề kinh tế của đất nước và thế giới trong những năm gần đây, ví như các cuộc khủng hoảng chẳng hạn. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng lại rất hữu ích khi bạn đưa vào phần nhận xét của mình.

Giải thích cũng cần đi theo trình tự như trong phần phân tích số liệu ở trên.

  • Dẫn chứng (tăng, giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %....)
  • Nếu tăng giảm không liên tục thì chứng minh từng giai đoạn.
  • Đối tượng nào tăng nhanh hơn, chậm hơn; cao nhất, thấp nhất.

- Nếu bảng chỉ có 1 năm, nhiều đối tượng:

  • Đại lượng nào lớn nhất, đại lượng nào nhỏ nhất: dẫn chứng số liệu.
  • Đại lượng lớn nhất gấp mấy lần đại lượng nhỏ nhất.

- Nếu bảng có 2 năm trở lên, có 1 đối tượng:

  • Qua các năm thì nó tăng hay giảm (nhanh hoặc chậm, liên tục hoặc không liên tục, đều hoặc không đều)
  • Dẫn chứng (tăng, giảm bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %....)

- Nếu bảng có 2 năm trở lên, nhiều đối tượng:

  • Từ năm…… đến năm……
  • Đại lượng nào tăng, đại lượng nào giảm: tăng giảm bao nhiêu đơn vị, bao nhiêu lần, bao nhiêu %.
  • Kết luận đại lượng nào tăng nhanh hơn

- Khi nhận xét về dân số:

  • Dân số thường không giảm (luôn tăng, nhưng tăng nhanh hay chậm)
  • Riêng biểu đồ và bảng số liệu về dân số phải nhận xét thời gian dân số gia tăng gấp đôi cần nhiêu nhiêu năm.
  • Tỷ lệ gia tăng dân số cao hay thấp.

Bước 3: Kết luận

Đây là câu tổng kết lại vấn đề đã trình bày và nói lên xu hướng trong tương lai, đây là phần bạn có thể đưa ra dự đoán của mình. Tuy nhiên cũng hãy căn cứ vào kiến thức đã học để đưa ra dự đoán sao cho có cơ sở.

Một vài lưu ý nhỏ

  • Nhận xét cần gạch đầu dòng và có cách trình bày khoa học và rõ ràng.
  • Nhận xét nên ngắn gọn, không quá dài dòng và lan man, cần đi vào những ý chính và cốt lõi nhất.
  • Mỗi nhận xét cần có số liệu đi kèm để chứng minh, tạo căn cứ xác thực.
  • Khi trình bày cần sắp xếp theo thứ tự, tránh lủng củng

Câu hỏi ôn tập Địa lí 7 được KhoaHoc trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt môn Địa lớp 7. Chuyên mục Soạn Địa lí 7 không chỉ bao gồm các bài soạn mà còn tổng hợp tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Địa lí lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.

  • 22 lượt xem
Chủ đề liên quan