So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải. Ôn tập Địa 7

  • 3 Đánh giá

Câu 1 trang 158 sgk Địa lí 7

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa - Câu 1 trang 158 sgk Địa lí 7 được KhoaHoc giải thích chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải.

Bài làm:

So sánh khác nhau giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa:

- Ôn đới hải dương và ôn đới lục địa:

  • Ôn đới hải dương: Mùa hè mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0oC , mưa quanh năm ( Khoảng 800-1000 mm/năm) , nhìn chung là ẩm ướt.
  • Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh ,khô , mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè . Càng vào sâu trong lục địa , tính chất lục địa càng tăng : Mùa hè nóng hơn, mùa đông lạnh hơn, từ tháng 11 đến tháng 4 có tuyết rơi vì nhiệt độ thấp < 0oC

- Ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:

  • Ôn đới lục địa: Mùa đông lạnh,khô, mùa hè nóng, mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Nên mùa hè ẩm ướt.
  • Khí hậu địa trung hải: Mùa hè nóng,khô, mùa thu đông không lạnh và có mưa.

Các kiểu môi trường tự nhiên

a) Môi trường ôn đới hải dương:

- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,.... có khí hậu ôn đới hải dương.

- Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0°C.

- Mưa quanh năm. Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 800 - 1000 mm/năm.

- Nhiều sương mù, đặc biệt là mùa thu - đông.

- Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu của các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.

- Sông ngòi nhiều nước quanh năm, không đóng băng.

- Có rừng sồi, dẻ. Nay chỉ còn lại trên các sườn núi.

b) Môi trường ôn đới lục địa:

- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đớ lục địa.

- Phía bắc Đông Âu có mùa đông kéo dài, tuyết bao phủ.

- Về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm.

- Sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.

- Sông nhiều trong mùa xuân - hạ, có thời kì đóng băng vào mùa đông. Sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.

- Có rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi hướng bắc - nam.

- Gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Phía nam có rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Ven biển Ca-xpi là nửa hoang mạc.

c) Môi trường địa trung hải.

- Các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải.

- Mùa thu - đông, thời tiết không lạnh lắm và có mưa. Mùa hạ nóng, khô.

- Sông ngòi ngắn và dốc. Mùa thu - đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.

- Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa, bao gồng loại cây lá cứng và xanh quanh năm.

d) Môi trường núi cao:

- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn Tây.

- Thảm thực vật thay đổi theo độ cao.

- Cao 800 - 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển.

- Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng...).

- Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.

- Trên 3000m có băng tuyết vĩnh cửu và băng hà bao phủ.

Câu hỏi ôn môn Địa lí 7 được trả lời chi tiết, chính xác sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được kiến thức, giải đáp các câu hỏi cùng bài tập khó nhằm học tốt môn Địa lớp 7. Chuyên mục Soạn Địa lí 7 không chỉ bao gồm các bài soạn mà còn tổng hợp tất cả các câu hỏi ôn tập kiểm tra chia thành nhiều phần tương ứng với chương trình học môn Địa lí lớp 7 nhằm giúp học sinh dễ dàng ôn luyện và nâng cao kiến thức.

  • 136 lượt xem
Chủ đề liên quan