Bài 23: Môi trường vùng núi

  • 1 Đánh giá

Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao và theo hướng của sườn núi. Càng lên cao, không khí càng loãng và càng lạnh làm cảnh quan tự nhiên và cuộc sống của con người có nhiều điểm khác biệt so với đồng bằng. Cùng tìm hiểu bài học dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đặc điểm của môi trường

  • Thực vật thay đổi theo độ cao
  • Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao.
  • Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.
  • Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.

2. Cư trú của con người

  • Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người
  • Vùng núi là nơi thưa dân
  • Người dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái đất có những đặc điểm cư trú khác nhau.
    • Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
    • Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẽ, nhiều lâm sản.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Quan sát hình 23.2, nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi An-pơ. Cho biết nguyên nhân.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Quan sát hình 23.3, nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà. Giải thích.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm địa lí 7 bài 23: Môi trường vùng núi


  • 41 lượt xem
Chủ đề liên quan