Giải bài 20 vật lí 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Các chất khí nở ra vì nhiệt như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí. Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C1: trang 62 - sgk vật lí 6
Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh khi bàn tay áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi thế nào?
C2: trang 62 - sgk vật lí 6
Khi ta thôi không áp tay vào bình cầu, có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì?
C3: trang 63 - sgk vật lí 6
Tại sao thể tích không khí trong bình cầu lại tăng lên khi ta áp hai bàn tay nóng vào bình?
C4: trang 63 - sgk vật lí 6
Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu?
C5: trang 63 - sgk vật lí 6
Hãy đọc bảng 20.1 ghi độ tăng thể tích của 1000cm3 ( 1 lít ) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 500C và rút ra nhận xét.
C6: trang 63 - sgk vật lí 6
Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a) Thể tích khí trong bình (1) ………………………………………khi khí nóng lên.
b) Thể tích khí trong bình giảm khi khí (2)……………………………………………
c) Chất rắn nở ra vì nhiệt(3)………………….., chất khí nở ra vì nhiệt(4)………………………...
C7: trang 63 - sgk vật lí 6
Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?
C8: trang 63 - sgk vật lí 6
Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? ( Hãy xem lại bài trong lượng riêng để trả lời câu hỏi này)
C9: trang 64 - sgk vật lí 6
Dụng cụ đo độ nóng, lạnh đầu tiên của loài người do nhà bác học Galilê ( 1564 - 1642 ) sáng chế. Nó gồm một bình cầu có gắn một ống thủy tinh. Hơ nóng bình rồi nhúng đầu ống thủy tinh vào một bình đựng nước. Khi bình khí nguội đi, nước dâng lên trong ống thủy tinh ( H.20.3 ).
Bây giờ, dựa theo mức nước trong ống thủy tinh, người ta có thể biết thời điểm thời tiết nóng hay lạnh. Hãy giải thích tại sao?
Xem thêm bài viết khác
- Trả lời các câu hỏi C1,C2,C3,C4 bài 29: Sự sôi (tiếp theo) sgk vật lí 6 trang 87
- Giải bài 11 vật lí 6: Khối lượng riêng Trọng lượng riêng
- Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bấy ở hình 15.1 để làm giảm lực kéo hơn.
- Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2 lên đòn bẩy trong hình 15.5.
- Giải bài 24 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có, thì cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao? trang 67 sgk vật lí 6
- Dùng ròng rọc có lợi gì?
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 5) Vật lý 6
- Hãy nêu một thí dụ về lực tác dụng lên một vật có thể gây ra đồng thời hai kết quả nói trên.
- Giải vật lí 6 câu 6 trang 7: Có 3 thước đo sau đây:
- Cho biết, thí nghiệm vẽ ở hình 22.3 và hình 22.3 dùng để làm gì? trang 68 sgk vật lí 6
- mực chất lỏng trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao? trang 61 sgk vật lí 6