Giải bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 11, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, muối cacbonat, cacbua, xianua,…..
2. Hợp chất hữu cơ chia thành hi đro cacbon và dẫn xuất của hi đro cacbon.
3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hóa trị.
4. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ: công thức cấu tạo, công thức phân tử, công thức đơn giản nhất.
5. Các loại phản ứng hay gặp trong hóa học hữu cơ là phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng tách.
6. Đồng đẳng, đồng phân
Công thức phân tử | Công thức cấu tạo | Tính chất | |
Chất đồng đẳng | Khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 | Tương tự nhau | Tương tự nhau |
Chất đồng phân | Giống nhau | Khác nhau | Khác nhau |
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 107 /SGK)
Chất nào sau đây là hiđrocacbon? Là dẫn xuất của hiđrocacbon?
a) CH2O ;
b)C2H5Br;
c) CH2O2 ;
d) C6H5Br;
e) C6H6 ;
g) CH3COOH.
Câu 2. (Trang 107 /SGK)
Từ ơgenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được metylơgenol (M = 178 g/mol) là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của metylơgenol cho thấy: %C = 74,16%; %H = 7,86%, còn lại là oxi.
Lập công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của metylơgenol.
Câu 3. (Trang 107 /SGK)
Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2 (ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).
Câu 4. (Trang 107 /SGK)
Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X ?
A. C3H5O2.
B. C6H10O4.
C. C3H10O2.
D. C12H20O8.
Câu 5. (Trang 107 SGK) Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của các đồng đẳng của ancol etylic có công thức phân tử C3H8O và C4H10O.
Câu 6. (Trang 107 /SGK)
Cho các chất sau: C3H7-OH, C4H9-OH, CH3-O-C2H5, C2H5-O-C2H5. Những cặp chất nào có thể là đồng đẳng hoặc đổng phân của nhau?
Câu 7. (Trang 107 /SGK)
Các phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách) ?
a) C2H6 + Cl2 →(đk: as) C2H5Cl + HCl
b) C4H8 + H2O →(đk: dd axit) C4H10O
c) C2H5Cl →(đk: dd NaOH/C2H5OH) C2H4 + HCl
d) 2C2H5OH →(đk: xt, to) C2H5OC2H5 + H2O
Câu 8. (Trang 107 SGK)
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau và cho biết các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào (phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách).
Xem thêm bài viết khác
- Giải thí nghiệm 3 bài thực hành số 5: Phenol tác dụng với nước Brom sgk Hóa học 11 trang 196
- Giải thí nghiệm 1 bài thực hành số 6: Phản ứng tráng bạc sgk Hóa học 11 trang 214
- Giải câu 4 bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
- Giải câu 5 bài 36 hoá 11: Hidrocacbon thơm sgk trang 162
- Giải câu 2 bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ
- Giải bài 28: Bài thực hành 3 : Phân tích định tính nguyên tố điều chế và tính chất của metan sgk Hóa học 11 trang 124
- Giải câu 2 bài 19 Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng
- Giải câu 3 bài 3 Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ
- Giải câu 1 bài 23: Phản ứng hữu cơ
- Giải câu 10 bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác sgk Hóa học 11 trang 160
- Giải câu 8 bài 13: Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng
- Giải câu 5 bài 24: Luyện tập: Hợp chất hữu cơ. Công thức phân tử và công thức cấu tạo