[Kết nối tri thức] Giải khoa học tự nhiên bài 6: Đo khối lượng

  • 1 Đánh giá

Hướng dẫn giải bài 6: Đo khối lượng sách khoa học tự nhiên 6. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách " Kết nối tri thức và cuộc sống" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Mở đầu

Một bạn lần lượt rót sữa, nước vào hai cốc giống nhau. Em hãy nghĩ cách giúp bạn đó xác định khối lượng sữa và nước ở hai cốc này có bằng nhau không.

Trả lời:

Bạn đó có thể dùng các dụng cụ đo thông dụng như cân đồng hồ, cân điện tử, ... để đo khối lượng của mỗi cốc và so sánh với nhau.

I. Đơn vị khối lượng

Khối lượng của một vật là lượng chất chứa trong vật đó.

Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo khối lượng là kilôgam, kí hiệu là kg.

Các đơn vị đo khối lượng khác:

1 gam (g) = 0,001 kg

1 miligam (mg) = 0,001 g

1 héctôgam = 100 g (1 lạng)

1 tạ = 100 kg

1 tấn (1 t) = 1000 kg

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

II. Dụng cụ đo khối lượng

1. Hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong các hoạt động hàng ngày của em.

2. Thử dự đoán khối lượng của một bạn khác trong nhóm dựa vào sự só ánh với khối lượng đã biết của cơ thể

=> Xem hướng dẫn giải

III. Cách đo khối lượng

1. Ước lượng khối lượng của nước chứa đầy trong một chai nhựa. Kiểu tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ.

2. Theo em, cần lưu ý điều gì để thu kết quả đo chính xác hơn? Tại sao?

3. Do ước lượng không đúng nên một học sinh đã để vật có khối lượng rất lớn lên đĩa cân đồng hồ. Hãy nêu các hại có thể gây ra cho cân.

4. Các thao tác nào dưới đây là sai khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử? Nêu cách khắc phục để thu được kết quả đo chính xác.

a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.

b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.

c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân.

d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân.

e) Đọc kết quả khi cân ổn định.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 38 lượt xem