Giải TBĐ địa 7 bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi
Giải tập bản đồ địa lí lớp 7, giải chi tiết và cụ thể bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi sách tập bản đồ địa lí lớp 7 trang 24. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 7.
Bài 1: Trang 24 - sách TBĐ địa lí 7
Dựa vào bảng số liệu dưới dấy, hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự gia tăng dân số châu Phi qua các năm:
Năm | Dân số (triệu người) |
1900 | 131 |
1950 | 223 |
2001 | 818 |
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:
Bài 2: Trang 24 - sách TBĐ địa lí 7
Dựa vào lược đồ “Mật độ dân số và các đô thị lớn ở châu Phi”, em hãy:
Trình bày sự phân bố dân cư của châu Phi theo dàn ý sau:
- Nơi dân sống đúc nhất........................
- Nơi dân thưa thớt.............................
- Nơi rất ít người sinh sống.......................
Nêu tên các đô thị lớn:
- Đô thị trên 8 triệu người......................
- Đô thị từ 3 đến 5 triệu người...................
Trả lời:
Sự phân bố dân cư của châu Phi:
- Nơi dân sống đúc nhất: dọc 2 bên bờ hạ lưu sông Nin, bờ phía Tây Bắc vịnh Ghi-nê, Nam Phi, hạ lưu sông Dăm-be-di, trung tâm đảo Mađagaxca,...
- Nơi dân thưa thớt: phía Nam hoang mạc Xa-ha-ra và Trung Phi.
- Nơi rất ít người sinh sống: hoang mạc Xa-ha-ra, bồn địa Ca-la-ha-ri,...
Nêu tên các đô thị lớn:
- Đô thị trên 8 triệu người: Lagôt, Cairô.
- Đô thị từ 3 đến 5 triệu người: Caxablanca, Angiê, Alêcxanđria, Gidơ, Khactum, Kinsaxa, Giôhanexbua, Kêptao.
Bài 3: Trang 24 - sách TBĐ địa lí 7
Em hãy cho biết sự bùng nổ dân số, về đại dịch AIDS, về xung đột tộc người ở châu Phi
Trả lời:
- Sự bùng nổ dân số: năm 2001, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở châu Phi là 2,4% cao nhất thế giới, chiếm 13,4% dân số thế giới
- Đại dịch AIDS: Vào năm 2000, hơn 25 triệu người châu Phi nhiễm HIV/AIDS, trong đó phần lớn là người trong độ tuổi lao động.
- Xung đột tộc người ở châu Phi: Mâu thuẫn giữa các tộc người trong từng nước và giữa các nước láng giềng với nhau, dẫn đến xung đột biên giới và nội chiến liên miên gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp.