Khoa học tự nhiên 8 Bài 30: Quần xã sinh vật
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 30: Quần xã sinh vật - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 8, trang 190". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Em hãy cho biết những ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật, những ví dụ nào không phải là quần thể sinh vật? vì sao?
a, các cá thể loài tôm sống trong hồ
b, các cây lúa trên cánh đồng lúa
c, tập hợp các loài cá trong ao
d, bầy voi trong rừng rậm châu Phi
e, các loài thực vật trong rừng mua
g, các con chó sói sống trong một khu rừng
2. Trong một ao cá tự nhiên có những quần thể nào?
3. Ao cá, rừng,... được gọi là quần xã. Vậy quần xã là gì? Các quần thế sinh vật có mối quan hệ với nhau như thế nào trong quần xã?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Thế nào là một quần xã sinh vật?
- Em hãy liệt kê các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển.
- Quần thể sinh vật khác quần thể sinh vật như thế nào?
2. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
- Quan sát hình 30.3 và 30.4. Nêu sự khác biệt cơ bản về số lượng loài, số lượng cá thể của loài trong quần xã rừng mưa nhiệt đới và rừng thông phương bắc.
- Điền vào chỗ chấm, sử dụng các từ gợi ý: mật độ cá thể, quan trọng, có ở nhiều hơn hẳn, mức độ phong phú, địa điểm bắt gặp.
Đặc điểm | Các chỉ số | Thể hiện |
Số lượng các loài trong quần xã | Độ đa dạng | …………………..về số lượng loài trong quần xã |
Độ nhiều | ………………của từng loài trong quần xã | |
Độ thường gặp | Tỉ lệ % số ………..một loài trong tổng số địa điểm quan sát | |
Thành phần loài trong quần xã | Loài ưu thế | Loài đóng vai trò ……………trong quần xã |
Loài đặc trưng | Loài chỉ có ở 1 quần xã hoặc ………….các loài khác |
- Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau cơ bản ở điểm nào? Lấy ví dụ.
- Quan sát hình 30.5, hãy cho biết ý nghĩa của sự phân bố đối với các quần xã sinh vật.
3. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Em hãy lấy ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh với số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã.
- Quan sát hình 30.6. Hãy cho biết: hiện tượng khống chế sinh học là gì? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.
- Theo em, khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã?
C. Hoạt động luyện tập
Trả lời các câu hỏi:
1. Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết. Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
- Kể tên các loài trong quần xã đó.
- Các loài đó có liên hệ với nhau như thế nào?
- Khu vực phân bố của quần xã.
2. Cho biết đặc điểm sinh thái của một số loài cá nuôi ở ao, hồ nước ngọt như sau:
- Mè trắng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- Mè hoa; ăn động vật nổi, sống ở tầng nước mặt
- trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng nước mặn và nước giữa
- Trôi: ăn vụ hữu cơ, sống ở tầng đáy
Về nguyên tắc có thể nuôi tất cả các loài này trong 1 ao được không? Vì sao?
D. Hoạt động vận dụng
Em hãy đưa ra ví dụ về các loài cá trong một ao nuôi ở địa phương.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Em hãy dự đoán xem, sau khi một vạt rừng bị cháy thì loài sinh vật có đặc điểm sinh học nào sẽ xuất hiện đầu tiên, vì sao?
Xem thêm bài viết khác
- Clo được điều chế như thế nào trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
- Khoa học tự nhiên 8 Bài 24: Tăng cường hoạt động thể lực
- Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia?
- Cho biết bình thứ 2 có tác dụng gì?
- Cho biết tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khả năng hút ẩm, tính tan, ...) của NaOH
- Tầng ozon có vai trò như thế nào đến đời sống sinh vật trên Trái Đất?
- Nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất canxi oxit là gì?
- Sắp xếp các chất thành sơ đồ chuyển hóa phù hợp
- Hãy kể tên một số ứng dụng của xi măng trong lĩnh vực xây dựng mà em biết
- Nêu ý nghĩa của các con số trong bảng 23.1.
- Từ thí nghiệm trên, em có thể dự đoán than hoạt tính có những ứng dụng nào?
- Em hãy quan sát hình 28.5 và trả lời các câu hỏi sau: Giới hạn sinh thái của cá rô phi ở nước ta là bao nhiêu? Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 5 độ C hoặc tăng lên quá 42 độ C thì cá rô phi sẽ thế nào? Cá rô phi sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ bao nhiêu?