Giải bài 15 hóa học 10: Hóa trị và số oxi hóa
Bài học này trình bày nội dung: Hóa trị và số oxi hóa. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1.Hóa trị
- Trong hợp chất ion: hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là hóa trị của nguyên tố đó.
VD: Trong NaCl, Na có điện hóa trị 1+ và Cl có điện hóa trị 1–
- Trong hợp chất cộng hóa trị: hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
VD: Phân tử H2O (H – O – H) nguyên tố H có cộng hóa trị 1, nguyên tố O có cộng hóa trị 2.
2.Số oxi hóa
Số oxi hóa của nguyên tố là một số đại số được gán cho nguyên tử của nguyên tố đó theo các quy tắc sau:
- Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng 0
- Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố nhân với số nguyên tử của từng nguyên tố bằng điện tích của ion.
- Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2 …). Số oxi hóa của oxi bằng – 2, trừ trường hợp OF2, peoxit(chẳng hạn H2O2)….
- Cách viết số oxi hóa: được viết bằng chữ số thường, dấu đặt phía trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tố: Ví dụ:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1.(Trang 74 SGK)
Số oxi hóa của nitơ trong , $NO_{2}^{-}$, $HNO_{3}$ lần lượt là
A. +5, -3, +3.
B. -3, +3, +5
C. +3, -3, +5
D. +3, +5, -3.
Câu 2.(Trang 74 SGK)
Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+ , S trong SO3 , P trong lần lượt là:
A. 0, +3, +6, +5
B. 0, +3, +5, +6
C. +3, +5, 0, +6
D. +5, +6, +3, 0.
Câu 3.(Trang 74 SGK)
Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.
Câu 4.(Trang 74 SGK)
Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.
Câu 5.(Trang 74 SGK)
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ , NH4+
Câu 6.(Trang 74 SGK)
Viết công thức phân tử của các chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.
Câu 7.(Trang 74 SGK)
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất , đơn chất và ion sau:
a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.
b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3.
c) Mn, MnCl2, MnO2, KmnO4.
d) MnO4- , SO42- , NH4+.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Câu 7: Cần bao nhiêu gam KMnO4 vào bao nhiêu mililit dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt
- Giải câu 3 bài 12: Liên kết ion Tinh thể ion
- Giải thí nghiệm 1 bài 35: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳn
- Giải câu 3 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 4 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải bài 15 hóa học 10: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải thí nghiệm 3 bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot
- Giải câu 2 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 6 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 3 bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
- Giải thí nghiệm 1 bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo