Giải bài 35 vật lí 10: Biến dạng cơ của vật rắn sgk vật lí 10 trang 188
Vật rắn luôn giữ nguyên kích thước và hình dạng của nó. Nhưng khi vật rắn chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn thì kích thước và hình dạng của nó bị thay đổi. Sự thay đổi này có những đặc điểm và tuân theo quy luật nào? KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
I) Biến dạng đàn hồi:
- Biến dạng cơ là sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực, tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.
- Biến dạng đàn hồi là vật rắn lấy lại được kích thước và hình dạng ban đầu khi ngoại lực ngừng tác dụng.
- Giới hạn đàn hồi là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
II) Định luật Húc về biến dạng đàn hồi (kéo hoặc nén):
- Ứng suất:
Trong đó: : ứng suất (Pa)
F: Độ lớn của lực tác dụng (N)
S: Tiết diện ngang của thanh (m2)
- Định luật Húc:
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó
ɛ == ασ
α: là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn.
- Lực đàn hồi:
Độ lớn của lực đàn hồi Fdh trong vật rắn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật rắn.
Fdh = k │∆l│ = E│∆l│, với k = E
Trong đó: E: là suất đàn hồi đặc trưng cho tính đàn hồi của chất rắn (Pa),
k: là độ cứng của vật rắn phụ thuộc vào chất liệu và kích thước của vật đó (N/m).
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: trang 191 - sgk vật lí 10
Biến dạng đàn hồi của vật rắn là gì? Viết công thức xác định ứng suất và nói rõ đơn vị đo của nó.
Câu 2: trang 191 - sgk vật lí 10
Phát biểu và viết công thức của định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn.
Câu 3: trang 191 - sgk vật lí 10
Từ định luật Húc về biến dạng cơ của vật rắn, hãy suy ra công thức của lực đàn hồi trong vật rắn.
Câu 4: trang 192 - sgk vật lí 10
Mức độ biến dạng của thanh rắn ( bị kéo hoặc bị nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?
A. Độ lớn của lực tác dụng.
B. Độ dài ban đầu của thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.
Câu 5: trang 192 - sgk vật lí 10
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của thanh rắn tỉ lệ thuận với đại lượng nào dưới đây?
A. Tiết diện ngang của thanh.
B. Ứng suất tác dụng vào thanh.
C. Độ dài ban đầu của thanh.
D. Cả ứng suất và độ dài ban đầu của thanh.
Câu 6: trang 192 - sgk vật lí 10
Độ cứng ( hay hệ số đàn hồi ) của vật rắn ( hình trụ đồng chất ) phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây?
A. Chất liệu của vật rắn.
B. Tiết diện của vật rắn.
C. Độ dài ban đầu của vật rắn.
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 7: trang 192 - sgk vật lí 10
Một sợi dây thép đường kính 1,5 mm có độ dài ban đầu là 5,2 m . Tính hệ số đàn hồi của sợi dây thép, biết suất đàn hồi của thép là E = 2.1011 Pa.
Câu 8: trang 192 - sgk vật lí 10
Một thanh rắn đồng chất tiết diện đều có hệ số đàn hồi là 100 N/m, đầu trên gắn cố định và đầu dưới treo một vật nặng để thanh bị biến dạng đàn hồi. Biết gia tốc rơi tự do g = 10m/s2. Muốn thanh rắn dài thêm 1 cm, vật nặng phải có khối lượng là bao nhiêu?
Câu 9: trang 192 - sgk vật lí 10
Một thanh thép tròn đường kính 20mm có suất đàn hồi E = 2.1011 Pa. Giữ chặt một đầu thanh và nén đầu thanh còn lại bằng một lực F = 1,57.105N để thanh này biến dạng đàn hồi. Tính độ biến dạng tỉ đối của thanh.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy lập luận để chứng minh bề mặt phần màng xà phòng còn đọng trên khung dây đồng đã tự co lại để giảm diện tích của nó tới mức nhỏ nhất sgk vật lí 10 trang 198
- Giải bài 4 vật lí 10: Sự rơi tự do
- Giải câu 6 bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác- lơ Vật lí 10 trang 162
- Giải bài 7 vật lí 10: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí
- Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu, kim phút đuổi kịp kim giờ?
- Lập phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang, các công thức tính thời gian chuyển động thành phần.
- Nêu một ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo chuyển động
- Công có thể biểu thị bằng tích của
- Một đồng hồ treo tường có kim phút dài 10 cm và kim giờ dài 8cm. Cho rằng các kim quay đều. Tính tốc độ dài và tốc độ góc của điểm đầu hai kim.
- Giải câu 8 bài 38: Sự chuyển thể của các chất sgk vật lí 10 trang 210
- Hãy đoán xem tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ diện tích bề mặt chất lỏng và áp suất khí ( hoặc hơi ) ở sát phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao? sgk vật lí 10 trang 206
- Giải bài 2 vật lí 10: Chuyển động thẳng đều