Giải bài 39 vật lí 10: Độ ẩm của không khí
"Độ ẩm 82%" ghi trong mục "Dự báo thời tiết" của chương trình truyền hình VTV3 buổi sáng có ý nghĩa gì? Để trả lời câu hỏi trên, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài: Độ ẩm của không khí. Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1m3 không khí.
- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo của các đại lượng này đều là g/m3.
2. Độ ẩm tỉ đối
- Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:
f=.100%
- hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:
f.100%
- Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Trang 211 - sgk vật lí 10
Dựa vào bảng 39.1, hãy xác định độ ẩm cực đại A của không khí ở 300C.
Trang 212 - sgk vật lí 10
Với cùng độ ẩm tuyệt đối a, nếu nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tỉ đổi f tăng hay giảm?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: trang 213 - sgk vật lí 10
Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Nói rõ đơn vị đo của các đại lượng này.
Câu 2: trang 213 - sgk vật lí 10
Độ ẩm tỉ đối là gì? Viết công thức và nêu ý nghĩa của đại lượng này.
Câu 3: trang 213 - sgk vật lí 10
Viết công thức gần đúng của độ ẩm tỉ đối dùng trong khí tượng học.
Câu 4: trang 213 - sgk vật lí 10
Khi nói về độ ẩm tuyệt đối, câu nào dưới đây là đúng?
A. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ ẩm bằng khối lượng ( tính ra kilogam ) của hơi nước có trong 1m3 không khí.
B. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra gam ) của hơi nước có trong 1 m3 không khí.
D. Độ ẩm tuyệt đối của không khí có độ lớn bằng khối lượng ( tính ra kilogam) của hơi nước có trong 1 cm3 không khí.
Câu 5: trang 214 - sgk vật lí 10
Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây là không đúng?
A. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.
B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.
C. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.
D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.
Câu 6: trang 214 - sgk vật lí 10
Ở cùng một nhiệt độ và áp suất, không khí khô năng hơn hay không khí ẩm nặng hơn? Tại sao ? Cho biết khối lượng mol của không khí là μ = 29 g/ mol.
A. Không khí khô nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí có khối lượng lớn hơn.
B. Không khí ẩm nặng hơn. Vì cùng nhiệt độ và áp suất thì nước có khối lượng lớn hơn.
C. Không khí khô nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí khô có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí ẩm.
D. Không khí ẩm nặng hơn. Vì ở cùng nhiệt độ và áp suất thì không khí ẩm có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của không khí khô.
Câu 7: trang 214 - sgk vật lí 10
Mặt ngoài của một cốc nước thủy tinh đang đựng nước đá thường có nước đọng thành giọt và làm ướt mặt cốc. Giải thích vì sao?
Câu 8: trang 214 - sgk vật lí 10
Không khí ở 300C có độ ẩm tuyệt đối là 21,53 g/m3. Hãy xác định độ ẩm cực đại và suy ra độ ẩm tỉ đối của không khí ở 300C.
Câu 9: trang 214 - sgk vật lí 10
Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 230C và độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 300C và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn ?
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 2 bài 38: Sự chuyển thể của các chất sgk vật lí 10 trang 209
- Giải câu 1 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình sgk vật lí 10 trang 186
- Giải câu 7 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình sgk vật lí 10 trang 187
- Cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
- Giải câu 5 bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng sgk vật lí 10 trang 166
- Bi A có khối lượng lớn gấp đôi bi B. cùng một lúc tại mái nhà, bi A được thả rơi còn bi B được ném theo phương ngang.
- Giải bài 26 vật lí 10: Thế năng
- Giải câu 6 bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học sgk vật lí 10 trang 180
- Câu 8 trang 65 sgk: Chọn câu đúng?
- Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì
- Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng
- Giải bài 36 vật lí 10: Sự nở vì nhiệt của vật rắn sgk vật lí 10 trang 194