Giải Bài 4: Hình lăng trụ đứng sgk Toán 8 tập 2 Trang 106
Khi một hình hộp có các mặt không còn là hình chữ nhật hoặc hình vuông, và số lượng mặt tăng lên thì sẽ tạo thành hình gì? Để biết chi tiết, KhoaHoc giới thiệu với các em bài học: “Hình lăng trụ đứng” thuộc chương 4 Toán 8 tập 2. Với lý thuyết và các bài tập được hướng dẫn một cách chi tiết, hi vọng đây là tài liệu có ích với các em.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Hình lăng trụ đứng
Hình 93 là một hình lăng trụ đứng (còn gọi tắt là lăng trụ đứng).
Trong đó:
- là các đỉnh.
- Mặt bên là những hình chữ nhật:
- Cạnh bên là các đoạn thẳng song song và bằng nhau: .
- Mặt đáy: .
- Kí hiệu:
Hình 95 cho ta hình ảnh của một lăng trụ đứng tam giác
Trong đó:
- Hai mặt đáy là hai tam giác bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song.
- Các mặt bên là các hình chữ nhật.
- Độ dài các cạnh bên được gọi là chiều cao.
2. Chú ý
- Hình hộp chữ nhật, hình lập phương cũng là những hình lăng trụ đứng.
- Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng.
- Khi vẽ các hình lăng trụ đứng, ta thường vẽ cho các mặt bên là những hình bình hành.
- Các cạnh song song, ta vẽ thành các đoạn thẳng song song.
- Các cạnh vuông góc có thể không vẽ thành các đoạn thẳng vuông góc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 19: Trang 108 - SGK Toán 8 tập 2
Quan sát các lăng trụ đứng trong hình 96 rồi điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng dưới đây:
Câu 20: Trang 108 - SGK Toán 8 tập 2
Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỉnh (như hình 97a).
Câu 21: Trang 108 - SGK Toán 8 tập 2
ABC.A'B'C' là một lăng trụ đứng tam giác (h.98)
a) Những cặp mặt nào song song với nhau?
b) Những cặp mặt nào vuông góc với nhau?
c) Sử dụng kí hiệu "//" và "⊥" để điền vào các ô trống ở bảng sau:
Câu 22: Trang 109 - SGK Toán 8 tập 2
Vẽ theo hình 99a rồi cắt và gấp lại để được lăng trụ đứng như hình 99b.