Giải TBĐ địa 10 bài: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hướng tới chế độ nước sông...
Giải tập bản đồ địa lí lớp 10, giải chi tiết và cụ thể bài: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hướng tới chế độ nước sông...sách tập bản đồ địa lí lớp 10 trang 19. KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn cách học tập bản đồ hiệu quả nhất thông qua loạt bài Giải tập bản đồ và bài tập thực hành Địa Lí 10.
Bài 1: Trang 20 - sách TBĐ địa lí 10
Dựa vào sơ đồ “Tuần hoàn của nước” trong hình 15 SGK ban chuẩn hoặc hình 19.1 SGK ban nâng cao, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Thủy quyển có tác động gì đối với khí quyển nói chung và với khí hậu Trái Đất nói riêng?.....................................................
- Thủy quyển có tác động gì đối với thạch quyển nói chung và với địa hình bề mặt Trái Đất nói riêng?...................................................
Trả lời:
Thủy quyển có tác động đối với khí quyển nói chung và với khí hậu Trái Đất nói riêng:
- Cung cấp hơi nước cho khí quyển để tạo mây, gây mưa.
- Điều hòa khí hậu, những nơi có sông, hồ, biển,...thì nhiệt độ ít biến động hơn.
Thủy quyển có tác động đối với thạch quyển nói chung và với địa hình bề mặt Trái Đất nói riêng:
- Thủy quyển có tác dụng bào mòn cơ học và phong hóa hóa học đối với đá gốc, làm thay đổi cả về hình dạng lẫn tính chất của các loại đá.
- Vận chuyển các vật liệu phong hóa.
=> Do có tác dụng phong hóa và vận chuyển vật liệu phong hóa, thủy quyển góp phần tạo nên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất như: Địa hình caxtơ, thung lũng ở vùng núi và các đồng bằng châu thổ,...
Bài 2: Trang 19 - sách TBĐ địa lí 10
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông thì nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất?
Trả lời:
Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông thì nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất là chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm.
Cụ thể là:
- Miền khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp của khu vực khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc vào chế độ mưa.
- Miền ôn đới lạnh và những sông bắt nguồn từ núi cao, thủy chế còn phụ thuộc vào lượng tuyết băng tan.
- Ở các vùng đất đá bị thấm nước nhiều, nước ngầm đóng vai trò đáng kể (đá vôi).
Bài 3: Trang 19 - sách TBĐ địa lí 10
Ở nước ta cũng như các nơi khác trên Trái Đất mùa lũ thường đến chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng. Em hãy giải thích vì sao có tình trạng đó?
Trả lời:
Ở nước ta cũng như các nơi khác trên Trái Đất mùa lũ thường đến chậm hơn mùa mưa khoảng 1 tháng vì: Trong mùa khô, mực nước ngầm bị hạ thấp. Vào đầu mùa mưa, lượng nước mưa đó bổ sung lại mực nước ngầm bị hạ thấp, được thực vật và các lớp đất đá thấm nước giữ lại. Sau khi đất đá thấm nước và thực vật không còn khả năng thấm và giữ nước nữa, khi đó, nước mưa rơi xuống sẽ dồn ra sông suối, tạo nên lũ.
Bài 4: Trang 19 - sách TBĐ địa lí 10
Em hãy sưu tầm các tư liệu để mô tả ngắn gọn về sông Mê Công.
Trả lời:
Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài đứng thứ 12 (thứ 7 tại châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới. Sông này xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam.