Soạn văn 8 VNEN bài 18: Quê hương – Khi con tu hú

  • 1 Đánh giá

Soạn văn bài: Quê hương – Khi con tu hú - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 11. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt trốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ tế hanh đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi…

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

a) Gạch dưới những chi tiết chứng minh cho nhận định: “Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương”.

b) Hãy tưởng tượng về bức tranh quê hương được gợi lên từ những chi tiết trên.

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Quê hương

2. Tìm hiểu văn bản

a) Tái hiện bằng lời văn của em nội dung các đoạn của bài thơ Quê hương theo gợi ý sau:

- Đoạn 1: Giới thiệu chung về “làng tôi” (2 câu đầu).

- Đoạn 2: Cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá (6 câu tiếp).

- Đoạn 3: Cảnh thuyền chài trở về bến (8 câu tiếp)

- Đoạn 4: Nỗi nhớ làng quê của tác giả (4 câu cuối).

=> Xem hướng dẫn giải

b) Chỉ ra những điểm nổi bật của hình ảnh người dân chài được thể hiện trong đoạn 2 và đoạn 3 (qua những chi tiết về ngoại hình, tâm hồn, cuộc sống,…).

=> Xem hướng dẫn giải

c) Tìm những câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong đoạn 2 và chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

=> Xem hướng dẫn giải

d) Qua bài thơ, em có nhận xét gì về tình cảm của Tế Hanh đối với cuộc sống và con người quê hương ông?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu về câu nghi vấn (tiếp theo)

a) Đọc các ví dụ sau và thực hiện yêu cầu:

Ví dụ 1:

Hoa: - Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10 đấy ạ.

Mẹ Hoa: - Con được điểm 10 ư?

Hoa: - Vâng ạ.

Mẹ Hoa: - Con gái, con giỏi lắm!

(1) Gạch dưới câu nghi vấn và chỉ ra từ để hỏi.

(2) Cho biết mục đích của câu nghi vấn đó.

(3) Chuyển câu nghi vấn trên thành câu có ý nghĩa tương đương mà không dùng hình thức của câu nghi vấn.

=> Xem hướng dẫn giải

Ví dụ 2:

Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.

- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

(1) Nêu mục đích của câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

(2) Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong đoạn trích trên.

(3) Hãy diễn đạt lại ý của câu nghi vấn trong đoạn trích trên bằng hình thức câu không phải câu nghi vấn mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa của câu.

=> Xem hướng dẫn giải

Ví dụ 3:

Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(1) Chỉ ra câu nghi vấn và dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn trong đoạn trích.

(2) Cho biết mục đích của câu nghi vấn đó.

=> Xem hướng dẫn giải

b) Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc và kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

=> Xem hướng dẫn giải

c) Ngoài mục đích để hỏi, câu nghi vấn có thể được dùng với mục đích nào khác? Ở những trường hợp này, câu nghi vấn thường kết thúc bằng những dấu câu nào và người đối thoại có cần phải trả lời không?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Tìm hiểu và thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

a) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Cách xào rau cần với thịt bò

1/ Nguyên liệu (dành cho 4 người ăn)

- Rau cần: 400g;

- Thịt bò: 200g;

- Hành tươi, tỏi, tiêu, ớt;

- Nước mắm, hạt nêm, bột canh, dầu ăn.

2/ Cách làm

- Sơ chế nguyên liệu:

+ Rau cần nhặt bỏ phần lá sâu, lá úa, rửa sạch, thái khúc khoảng 3cm.

+ Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp với tỏi, nửa thìa nước mắm, một ít tiêu, nửa thìa dầu ăn trong khoảng 15 phút.

+ Ớt thái miếng, tỏi đập nhỏ, hành tươi thái nhỏ.

- Tiến hành:

+ Bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu, đổ thịt bò vào chảo, đun to lửa, đảo nhanh tay trong khoảng 2 phút rồi đổ ra bát.

+ Tiếp tục bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu, cho tỏi vào phi thơm, cho rau cần vào đảo đều và nhanh tay trong khoảng 1 phút, cho hạt nêm hoặc bột canh vào. Khi rau cần chín tới, đổ thịt bò đã xào, hành tươi vào, đảo nhanh tay, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm ớt thái miếng (nếu ăn cay), bắc chảo xuống, múc ra đĩa.

3/ Yêu cầu thành phẩm

- Rau cần chín tới, có màu xanh bắt mắt.

- Thịt bò mềm, ngấm gia vị.

- Món ăn có mùi thơm đặc trưng của thịt bò, rau cần.

(1) Lập dàn ý ngắn gọn cho văn bản “Cách xào rau cần với thịt bò”.

=> Xem hướng dẫn giải

(2) Dựa vào dàn ý vừa lập, em hãy chỉ ra:

- Các nội dung chính trong văn bản.

- Trình tự trình bày của văn bản.

=> Xem hướng dẫn giải

b) Đọc thông tin trong bảng sau:

- Khi giới thiệu một phương pháp (cách làm), trước tiên người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp (cách làm) đó.

- Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự,… làm ra sản phầm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm.

- Lời văn cần ngắn gọn và rõ ràng.

Dưới đây là một vài gợi ý về cách đọc hiểu văn bản Quê hương:

- Trả lời các câu hỏi trong sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

- Tham khảo sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8, tập hai;

- Trao đổi với bạn bè;

- Đọc văn bản và chú thích.

Em hãy:

(1) Bổ sung thêm những ý còn thiếu để đáp ứng tốt hơn yêu cầu đọc hiểu văn bản Quê hương.

(2) Sắp xếp lại trình tự các ý cho hợp lí.

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu

a) Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.

=> Xem hướng dẫn giải

b) Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? Theo em, tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?

=> Xem hướng dẫn giải

c) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Luyện tập về câu nghi vấn.

a) Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như : “Anh ăn cơm chưa?”. “Cậu đọc sách đấy à?”. “Em đi đâu đấy?” không nhằm mục đích để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn được dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

b) Cho tình huống:

A là một học sinh lười biếng. Kết thúc học kì I, giáo viên chủ nhiệm của bạn ấy hẹn riêng phụ huynh để thông báo tình hình và bàn biện pháp động viên, giúp đỡ A. Nhận biết được khuyết điểm của mình, A đã cố gắng và kết quả học tập học lì II của bạn ấy làm cho cô giáo rất vui.

Em hãy tạo lập một cuộc hội thoại khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích không phải để hỏi giữa một trong những cặp nhân vật sau (khi biết kết quả học tập kì II của A đã tiến bố hơn học kì I rất nhiều):

- A và mẹ của A;

- A và cô giáo chủ nhiệm;

- Mẹ của A và cô giáo chủ nhiệm.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Luyện tập thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Tham khảo các thể hiện tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh để viết đoạn văn nói về tình yêu quê hương của em.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Đặt 3 câu nghi vấn không nhằm mục đích để hỏi trong 3 tình huống khác nhau và giải thích mục đích sử dụng những câu nghi vấn đó.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Dựa và dàn ý đã lập về phương pháp làm một đồ dùng mà em yêu thích (mục 3, Hoạt động luyện tập), hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh khoảng 300 chữ.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Khi con tu hú


  • 1.132 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021