Giải Bài 1: Vecto trong không gian
Ở lớp 10, chúng ta đã được học về vecto trong mặt phẳng. Tuy nhiên, trong không gian, chúng ta sẽ gặp những vấn đề mới về vecto như sự đồng phẳng hay không đồng phẳng của ba vecto hoặc việc phân tích một vecto theo ba vecto không đồng phẳng. Những nội dung này sẽ được đề cập cụ thể trong bài học này. Dựa vào cấu trúc SGK, KhoaHoc sẽ tóm tắt kiến thức cần nhớ và hướng dẫn giải các bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu. Mong rằng đây là tài liệu có ích với các em.
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
1. Định nghĩa
Vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.
Kí hiệu: chỉ véctơ có điểm đầu \(A\), điểm cuối \(B\). Vectơ còn đc kí hiệu là \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\),...
2. Các quy tắc về vectơ.
- Quy tắc 3 điểm: = \(\overrightarrow{AB}\) + \(\overrightarrow{BC}\).
hoặc: = \(\overrightarrow{BC}\) - \(\overrightarrow{AB}\).
- Quy tắc hình bình hành: cho hình bình hành : \(\overrightarrow{AC}\) = \(\overrightarrow{AB}\) + \(\overrightarrow{AD}\).
- Quy tắc trung tuyến: là trung tuyến của tam giác \(ABC\) thì: \(\overrightarrow{AM}\) = \(\frac{1}{2}(\overrightarrow{AB}+\overrightarrow{AC}).\)
- Quy tắc trọng tâm: là trọng tâm tam giác \(ABC\) thì: \(\overrightarrow{GA}\) + \(\overrightarrow{GB}\) + \(\overrightarrow{GC}\) = \(\overrightarrow{0}\).
- Quy tắc hình hộp: cho hình hộp thì: \(\overrightarrow{AB}\) + \(\overrightarrow{AD}\) + \(\overrightarrow{AA'}\) = \(\overrightarrow{AC'}\).
3. Sự đồng phẳng của các vectơ, điều kiện để ba vectơ đồng phẳng.
Định nghĩa: ba vectơ gọi là đồng phẳng nếu các giá của chúng cùng song song với một mặt phẳng.
Điều kiện để ba vectơ đồng phẳng:
Định lí 1: Cho ba vectơ , \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\), trong đó vectơ , \(\overrightarrow{b}\) không cùng phương. Điều kiện cần và đủ để ba vectơ , \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\) đồng phẳng là có các số \(m, n\) sao cho \(\overrightarrow{c}\) = \(m\overrightarrow{a}\) + \(n\overrightarrow{b}\). Hơn nữa các số \(m, n\) là duy nhất.
Định lí 2: Nếu , \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\), là ba vectơ không đồng phẳng thì với mỗi vectơ \(\overrightarrow{d}\) ta tìm được các số \(m, n, p\) sao cho \(\overrightarrow{d}\) = \(m\overrightarrow{a}\) + \(n\overrightarrow{b}\) + \(p\overrightarrow{c}\). Hơn nữa các số \(m, n, p\) là duy nhất.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 91 - SGK Hình học 11
Cho hình lăng trụ tứ giác: . Mặt phẳng \((P)\) cắt các cạnh bên \(AA', BB', CC', DD'\) lần lượt tại \(I, K, L, M\). Xét các vectơ có các điểm đầu là các điểm \(I, K, L, M\) và có các điểm cuối là các đỉnh của hình lăng trụ. Hãy chỉ ra các vectơ:
a) Các vectơ cùng phương với ;
b) Các vectơ cùng hướng với ;
c) Các vectơ ngược hướng với .
Câu 2: Trang 91 - SGK Hình học 11
Cho hình hộp . Chứng minh rằng:
a) + \(\overrightarrow{B'C'}\) + \(\overrightarrow{DD'}\) = \(\overrightarrow{AC'}\);
b) - \(\overrightarrow{D'D}\) - \(\overrightarrow{B'D'}\) = \(\overrightarrow{BB'}\);
c) + \(\overrightarrow{BA'}\) + \(\overrightarrow{DB}\) + \(\overrightarrow{C'D}\) = \(\overrightarrow{0}\).
Câu 3: Trang 91 - SGK Hình học 11
Cho hình bình hành . Gọi \(S\) là một điểm nằm ngoài mặt phẳng chứa hình bình hành. chứng minh rằng: \(\overrightarrow{SA}\) + \(\overrightarrow{SC}\) = \(\overrightarrow{SB}\) + \(\overrightarrow{SD}\).
Câu 4: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho hình tứ diện . Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm của \(AB\) và \(CD\). Chứng minh rằng:
a)
b)
Câu 5: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho hình tứ diện . Hãy xác định hai điểm \(E, F\) sao cho:
a)
b)
Câu 6: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho hình tứ diện . Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Chứng minh rằng:
Câu 7: Trang 92 - SGK Hình học 11
Gọi và \(N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AC\) và \(BD\) của tứ diện \(ABCD\). Gọi \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(MN\) và \(P\) là một điểm bất kì trong không gian. Chứng minh rằng:
a)
b)
Câu 8: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho hình lăng trụ tam giác có \(\overrightarrow{AA'}\) = \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{AB}\) = \(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{AC}\) = \(\overrightarrow{c}\). Hãy phân tích (hay biểu thị véctơ \(\overrightarrow{B'C}\), \(\overrightarrow{BC'}\) qua các véctơ \(\overrightarrow{a}\),\(\overrightarrow{b}\), \(\overrightarrow{c}\).
Câu 9: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho tam giác . Lấy điểm \(S\) nằm ngoài mặt phẳng \((ABC)\). Trên đoạn \(SA\) lấy điểm \(M\) sao cho \(\overrightarrow{MS}\) = \(-2\overrightarrow{MA}\) và trên đoạn \(BC\) lấy điểm \(N\) sao cho \(\overrightarrow{NB}=-\frac{1}{2}\overrightarrow{NC}.\) Chứng minh rằng ba véctơ \(\overrightarrow{AB}\), \(\overrightarrow{MN}\), \(\overrightarrow{SC}\) đồng phẳng.
Câu 10: Trang 92 - SGK Hình học 11
Cho hình hộp . Gọi \(K\) là giao điểm của \(AH\) và \(DE\), \(I\) là giao điểm của \(BH\) và \(DF\). Chứng minh ba véctơ \(\overrightarrow{AC}\), \(\overrightarrow{KI}\), \(\overrightarrow{FG}\) đồng phẳng.
Xem thêm bài viết khác
- Giải Câu 5 Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
- Giải Bài Ôn tập cuối năm
- Giải Câu 7 Bài Câu hỏi ôn tập chương 3
- Giải câu 3 bài 4: Hai mặt phẳng song song
- Giải Câu 4 Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
- Giải câu 2 bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song
- Giải Câu 2 Bài Vecto trong không gian
- Giải Câu 9 Bài Câu hỏi ôn tập chương 3
- Giải Câu 3 Bài: Bài tập ôn tập chương 3
- Giải Câu 7 Bài 3: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
- Giải câu 1 bài 4: Phép đối xứng tâm
- Giải Câu 3 Bài Câu hỏi ôn tập chương 3