Giải bài 17 sinh 10: Quang hợp
Mọi sinh vật trên Trái Đất đều tiến hành quá trình hô hấp để thu năng lượng dưới dạng ATP nhờ oxi hóa các hợp chất hữu cơ.Thật may mắn các hợp chất này cũng như oxi được bù lại do hoạt động quang hợp. Vậy quang hơp là gì? nó được diễn ra như thế nào? Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm quang hợp
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời biến CO2 thành cacbohidrat.
CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng --> (CH2O) + O2
- Sinh vật có khả năng quang hợp: thực vật, tảo, một số vi khuẩn
II. Các pha của quá trình quang hợp
Quang hợp chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối
1. Pha sáng
- Là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng
- Diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp
- Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH
- Oxi được giải phóng từ nước trong pha sáng
2. Pha tối
- Pha tối là pha cố định CO2 của quang hợp
- Diễn ra trong chất nền stroma
- Thông qua pha tối, với sự tham gia cuar ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
Câu 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?
Câu 3: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
Câu 1: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Câu 5: Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
Câu 6: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?