Giải bài 10 hóa học 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài học này trình bày nội dung: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 9, KhoaHoc sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó
- Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại:
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó
- Tính kim loại, tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với hidro.
- Công thức oxit cao nhất.
- Công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit tương ứng và axit hay bazơ của chúng.
III. So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
- Dựa vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1.(Trang 51 SGK)
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X thuộc nhóm VA.
C. M thuộc nhóm IIB.
B. A, M thuộc nhóm IIA.
D. Q thuộc nhóm IA.
Câu 2.(Trang 49)
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19.
Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.
C. A, M thuộc chu kì 3.
B. M, Q thuộc chu kì 4.
D. Q thuộc chu kì 3.
Câu 3.(Trang 51)
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 16, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IVA.
B. chu kì 4, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm VIA.
D. chu kì 4, nhóm IIIA.
Chọn đáp án đúng.
Câu 4.(Trang 51 SGK)
Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn.
a) Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố:
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.
- Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó.
b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Câu 5.(Trang 51 SGK)
a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.
- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.
b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
Câu 6.(Trang 51)
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất ? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất ?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình ? Nhóm nào gồm hầu hết những nguyên tố phi kim điển hình ?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn ?
Câu 7.(Trang 51 SGK)
Nguyên tố atatin At (Z = 85) thuộc chu kì 6, nhóm VIIA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó và so sánh với các nguyên tố khác trong nhóm.
=> Trắc nghiệm hóa học 10 bài 10: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học