Giải bài 3: Các phép toán tập hợp
Chúng ta đã được học khái niệm tập hợp ở các lớp dưới như tập hợp nghiệm, tập hợp số tự nhiên, tập hợp số nguyên...Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về các phép toán tập hợp.
A. Lí thuyết
1. Giao của hai tập hợp
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B được gọi là giao của A và B. Kí hiệu: .
2. Hợp của hai tập hợp
Tập hơp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B. Kí hiệu: .
3. Hiệu và phần bù của hai tập hợp
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B. Kí hiệu .
Khi thì $A \setminus B$ được gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu $C_{A}B$
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài 1: Trang 15 - sgk đại số 10
Kí hiệu A là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CHÍ THÌ NÊN", B là tập hợp các chữ cái trong câu "CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM'.
Hãy xác định A ∩ B, A ∪ B, A\B, B\A.
Bài 2: Trang 15 - sgk đại số 10
Vẽ lại và gạch chéo các tập hợp trong các trường hợp sau
Bài 3: Trang 15 - sgk đại số 10
Trong 45 học sinh của lớp 10A có 15 bạn được xếp loại học lực giỏi, 20 bạn được xếp loại hạnh kiểm tốt, trong đó có 10 bạn vừa học lực giỏi, vừa có hạnh kiểm tốt. Hỏi
a) Lớp 10A có bao nhiêu bạn được khen thưởng, biết rằng muốn được khen thưởng bạn đó phải có học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt?
b) Lớp 10A có bao nhiêu bạn chưa được xếp loại học lực giỏi và chưa có hạnh kiểm tốt?
Bài 4: Trang 15 - sgk đại số 10
Cho tập hợp A, hãy xác định A ∩ A, A ∪ A, A ∩ Ø, A ∪ Ø, CAA, CAØ.