Khoa học xã hội 6 bài 3: Xã hội nguyên thủy

  • 1 Đánh giá

Giải bài 3: Xã hội nguyên thủy - Sách VNEN khoa học xã hội lớp 6 trang 11. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi sau:

  • Hãy kể tên các công cụ lao động mà em quan sát được trong hình 1.
  • Theo em, với các loại công cụ lao động như trong hình 1, con người có thể kiếm sống như thế nào?
  • Em biết gì về đời sống của con người thời nguyên thủy?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu quá trình chuyển biến từ vượn thành người

a) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau :

  • Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn nào?
  • Qua hình 2, em hãy miêu tả những điểm giống nhau và khác nhau giữa vượn cổ, người tối cổ và người tinh khôn.

=> Xem hướng dẫn giải

b) Hoàn thành bảng sau vào vở :

Nội dung

Vượn cổ

Người tối cổ

Người tinh khôn

Thời gian xuất hiện

HÌnh dáng

Thể tích não

=> Xem hướng dẫn giải

2. Khám phá đời sống con người nguyên thủy

a) Đọc đoạn thông tin dưới đây, kết hợp quan sát các hình để trả lời các câu hỏi sau :

  • Tổ chức xã hội của Người tối cổ và Người tinh khôn khác nhau như thế nào ?
  • Em hãy nêu nhận xét về tổ chức xã hội thời nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

b) Quan sát các hình ảnh, kết hợp với đọc thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi sau :

  • Người nguyên thủy đã sử dụng những loại công cụ lao động chủ yếu nào ?
  • Người nguyên thủy đã kiếm sống như thế nào ? Qua hình 5, 6 và 7, em hãy miêu tả cảnh sinh hoạt của người nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

c) Quan sát các hình 8, 9, 10, 11 để trả lời các câu hỏi sau :

  • Qua hình 8 và 9, em hãy nêu sự thay đổi nơi ở của con người nguyên thủy. Theo em, sự thay đổi đó của người nguyên thủy có ý nghĩa như thế nào ?
  • Qua hình 10 và 11, em hãy cho biết về trang phục của người nguyên thủy. Nêu nhận xét của em về trang phục của người nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của xã hội nguyên thủy

Quan sát các hình ảnh, kết hợp đọc toàn bộ thông tin để trả lời các câu hỏi dưới đây :

  • Hãy nêu tên các công cụ lao động trong hình 12.
  • Việc xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại dẫn đến hệ quả như thế nào ?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Khám phá về thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

Đọc thông tin về những dấu tích của người nguyên thủy trên đất nước ta trong bảng ( trang 16) và quan sát các hình ảnh để trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Qua dấu tích của người nguyên thủy, em có nhận xét gì về địa bàn sinh sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam ?
  • Qua hình 15, em hãy kể tên một số trang sức của người Việt thời nguyên thủy. Những trang sức trên phản ánh điều gì về đời sống tinh thần của con người thời nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?

Các giai đoạn

Nơi tìm thấy dấu tích

Thời gian xuất hiện

Đặc điểm công cụ lao động

1. Người tối cổ

Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), An Lộc (BÌnh Phước), Đức Trọng (Lâm Đồng),...

Khoảng 40-30 vạn năm cách ngày nay

Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

2. Người tinh khôn giai đoạn đầu

Thẩm Ồm (Nghệ An), Hang Hùm (Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (Lạng Sơn), mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vì (Phú Thọ), Làng Vạc (Nghệ An), Lung Leng (Kon Tum),...

Khoảng 3-2 vạn năm cách ngày nay

Rìu đá ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

3. Người tinh khôn giai đoạn phát triển

Hòa Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình), Biển Hồ (Plây-ku), Lung Leng (Kon Tum),...

Khoảng 12000 đến 4000 năm cách ngày nay

Rìu mài ở lưỡi, rìu có vai, công cụ bằng xương, bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm,...

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Dựa vào thông tin dưới đây em hãy viết ra một số điểm tâm đắc nhất sau khi học xong bài này. Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Dựa vài nội dung của bài học em hãy vẽ sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Hãy xác định trên lược đồ thế giới và ghi vào vở một số địa danh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Hãy xác định trên lược đồ hành chính Việt Nam và ghi vào vở một số tỉnh mà các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra dấu vết của người nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

5. Hãy xác định các hình ảnh dưới đây theo đúng trình tự chỗ tác công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy.

A. Ghè đá để tạo thành cạnh sắc nhọn

B. Đẽo bới để tạo thành cạnh

C Thành công cụ

D. Tiếp tục ghè đẽo các cạnh theo ý muốn

E. Từ một tảng đá trong tự nhiên

=> Xem hướng dẫn giải

D-E. Hoạt động vận dụng- Tìm tòi mở rộng

1. Cùng với sự hỗ trợ của người thân, thầy/cô giáo và bạn bè em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi: Phương tiện giao tiếp của người nguyên thủy là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Em hãy đóng vai một nhà nghiên cứu lịch sử "nhí" giới thiệu cho người thân và bạn bè nội dung sau: đặc điểm về công cụ lao động, cách kiếm sống, nhà ở và trang phục của con người nguyên thủy

=> Xem hướng dẫn giải

3. Hãy viết một lá thư cho người thân và kể cho người đó giờ học lịch sử của em về người nguyên thủy.

=> Xem hướng dẫn giải

4. Hãy sưu tầm những câu chuyện dân gian nói về nguồn gốc loài người của một dân tộc trên thế giới và của cả Việt Nam.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 34 lượt xem