[Cánh Diều] Soạn văn 6 bài: Viết đọan văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trang 40

  • 2 Đánh giá

Hướng dẫn học bài 7: Viết đọan văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả trang 40 sgk ngữ văn 6 tập 2. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Cánh Diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Định hướng

a) Các bài thơ hay thường đem lại những suy nghĩ và rung động trong lòng người đọc. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tổ tự sự miêu tả là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em vẻ bài thơ đó. Đoạn văn có thế chỉ nêu cảm xúc về một chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mà em có ấn tượng và yêu thích.

b) Đề viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả các em cần chủ ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ chú ý các yếu tế tự sự, miêu tả và tác đụng của các yếu tố này trong việc thế hiện nội dung.

- Lựa chọn một yếu tô vẻ nội dung hoặc nghệ thuật trong bài thơ mà em thấy ấn tượng, yêu thích.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ? Vì sao?

2. Thực hành

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả đã học (" Đêm nay Bác không ngủ"," Lượm"," Gấu con chân vòng kiềng"

Bài làm

Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Chú bé ấy luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến. Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ: cười híp mí, má đỏ bồ quân; có nét tinh nghịch rất trẻ con: miệng huýt sáo vang, “Như con chim chích/ Nhảy trên đường vàng”. Có lẽ không có hình ảnh nào phù hợp hơn hình ảnh những chú chim chích non, bé nhỏ di chuyển từ cành này qua cành khác để ví von với Lượm. ngoài nét hồn nhiên người đọc còn thấy được sự yêu đời của chú bé. Lời tâm sự của Lượm với người chiến sĩ cũng rất hồn nhiên: “Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà”, lời nói nhỏ đầy chân thật đó không chỉ cho thấy tinh thần làm việc hăng say, mà còn thể hiện niềm vui, sự hân hoan khi được hoạt động cách mạng, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhưng rồi mưa bom bão đạn đã cướp đi sinh mạng của Lượm trong một lần chú bé đi liên lạc. Người đọc giật mình, sững sờ trước cái chết quá đỗi bất ngờ: “Bỗng lòe chớp đỏ/ Thôi rồi, Lượm ơi!/ Chú đồng chí nhỏ/ Một dòng máu tươi!” . Làm sao có thể tin nổi chú bé sôi nổi, nhiệt huyết, đầy tinh thần trách nhiệm ấy lại hi sinh. Câu thơ “Thôi rồi, Lượm ơi!” được ngắt làm đôi cùng với hình thức câu cảm thán, không chỉ là tiếng nấc nghẹn của tác giả, mà khi đọc đến đây độc giả cũng phải ngưng lại bởi nỗi xót xa, đau đớn trào dâng. Câu thơ đã chạm đến những nỗi niềm cảm xúc sâu kín nhất trong lòng mỗi người đọc. Chú bé hi sinh, trở về với thiên nhiên, với đất mẹ thân yêu, tay em vẫn nắm chặt bông lúa, dù đã mất nhưng hình ảnh về sự hồn nhiên, đáng yêu và tinh thần quả cảm của em thì vẫn mãi sống trong lòng mọi người, hồn em mãi trường tồn cùng non sông, đất nước.


  • 177 lượt xem