Giải bài tập đọc: Bốn anh tài - tiếng việt 4 tập 2 trang 4

  • 2 Đánh giá

Soạn bài tiếng Việt 4 tập 2, Giải bài tập đọc: Bốn anh tài - trang 4 sgk. Tất cả những câu hỏi, bài tập trong bài tập đọc này đều được KhoaHoc hướng dẫn giải chi tiết, dễ hiểu

I. Tìm hiểu chung bài đọc

1. Bài chia bài làm 5 đoạn :

  • Đoạn 1: Ngày xưa ...đến tinh thông võ nghệ.

=> Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây.

  • Đoạn 2: Hồi ấy ...đến diệt trừ yêu tinh .

=> Ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây.

  • Đoạn 3: Đến một cánh đồng ...đến diệt trừ yêu tinh .

=> Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc

  • Đoạn 4: Đến một vùng khác...đến hai bạn lên đường.

=> Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước.

  • Đoạn 5: Phần còn lại

=> Ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng.

2. Chú giải:

  • Cẩu Khây (tiếng Tày): chín chõ xôi.
  • Tinh thông: hiểu biết thấu đáo, có khả năng vận dụng thành thạo.
  • Yêu tinh: con vật tưởng tượng, có nhiều phép thuật và rất độc ác.

3. Nội dung: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như năng như thế nào?

Trả lời:

Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây được thể hiện:

  • Về sức khỏe: Cẩu Khây người nhỏ nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã bằng trai 18.
  • Về tài năng: 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ, có lòng thương dân, có chí lớn - quyết trừ diệt cái ác.

Câu 2. Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây?

Trả lời:

Chuyện xảy ra với quê hương của Cẩu Khây là yêu tinh xuất hiện, bắt người và súc vật khiến làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót.

Câu 3. Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?

Trả lời:

Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng 3 người bạn: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước và Móng Tay Đục Máng.

Câu 4. Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì?

Trả lời:

Những người bạn của Cẩu Khây có những tài năng đặc biệt riêng:

  • Nắm Tay Đóng Cọc có thể dùng tay làm vồ đóng cọc.
  • Lấy Tai Tát Nước có thể dùng tay để tát nước.
  • Móng Tay Đục Máng có thể đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng.

  • 56 lượt xem